-
Các ngân hàng trung ương lớn hạ lãi suất: Áp lực đè nén 2-3 năm qua sắp được giải tỏa -
Bảo hiểm phải bồi thường hàng nghìn tỷ đồng do bão; Chưa đến lúc đổ tiền vào tài sản rủi ro -
Tỷ lệ đặt cược Fed giảm lãi suất 0,5% đã tăng lên 50% -
Hơn 44.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có nguy cơ chậm trả trong vòng 12 tháng tới -
Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 1 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
Các công ty tài chính không được cho vay quá 100 triệu đồng/khách hàng |
Thống đốc NHNN vừa ban hành Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017. Thông tư đưa ra các quy định phù hợp với đặc thù hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển bền vững.
Theo quy định của Thông tư này, cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ bao gồm: mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao; chi phí sửa chữa nhà ở.
Thông tư cũng quy định rõ, công ty tài chính phải ban hành quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng để hướng dẫn việc thu thập, cập nhật, kiểm tra số liệu, quản lý thông tin khách hàng, nhận dạng các thông tin sai lệch và ngăn ngừa gian lận để quyết định cho vay, kiểm soát khoản vay và thu hồi nợ vay; biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ; các quy tắc, chuẩn mực ứng xử trong cho vay tiêu dùng và các biện pháp bảo đảm việc tuân thủ đầy đủ các quy tắc, chuẩn mực này; bộ phận chuyên trách và phương thức tiếp nhận, xử lý góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng; quy trình, thẩm quyền và trách nhiệm mở, chấm dứt điểm giới thiệu dịch vụ; chuẩn mực đạo đức, quyền hạn và nghĩa vụ của nhân viên tại điểm giới thiệu dịch vụ, quy trình hoạt động, kiểm tra, phòng chống gian lận, phòng ngừa rủi ro đạo đức của nhân viên tại điểm giới thiệu dịch vụ (Điều 7).
Bên cạnh đó, công ty tài chính phải ban hành quy định về mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng để áp dụng thống nhất và gửi Ngân hàng Nhà nước để giám sát (Điều 9).
Thông tư cũng quy định, hợp đồng cho vay tiêu dùng phải bao gồm các nội dung về hình thức thông báo cho khách hàng về lịch trả nợ gốc, lãi tiền vay khi có điều chỉnh; các biện pháp để đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với quy định của pháp luật; chế tài áp dụng và biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn; điều kiện trả nợ trước hạn, phí trả nợ trước hạn và hình thức thông báo cho khách hàng về kế hoạch trả nợ gốc, lãi đối với dư nợ gốc còn lại đối với trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn một phần khoản vay tiêu dùng (khoản 1 Điều 10).
Công ty tài chính phải cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng để khách hàng xem xét, quyết định trước khi ký; công ty tài chính phải giải thích chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung cụ thể hợp đồng cho vay tiêu dùng khi có yêu cầu của khách hàng (khoản 4 Điều 10); phải niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tiêu dùng tại trụ sở, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính, cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng và có xác nhận của khách hàng về việc đã được công ty tài chính cung cấp đầy đủ thông tin (khoản 5 Điều 10).
Việc ban hành Thông tư số 43/2016/TT-NHNN nhằm hướng dẫn Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP, hoàn thiện các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, đảm bảo hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính phát triển bền vững, an toàn, lành mạnh, hiệu quả.
-
Tỷ lệ đặt cược Fed giảm lãi suất 0,5% đã tăng lên 50% -
Lãi suất điều hành chưa “có cửa” giảm thêm -
Hơn 44.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có nguy cơ chậm trả trong vòng 12 tháng tới -
Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 1 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ -
Chung tay hỗ trợ khách hàng mùa lũ, MSB giảm lãi suất cho vay -
Vàng thế giới lập đỉnh mới, vàng miếng SJC bất động
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam