Trong suốt chặng đường 75 năm qua, quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Vì thế, trong những dấu ấn, những thành tựu phát triển của đất nước, có dấu ấn và những đóng góp quan trọng của nhiều thế hệ cán bộ ngành Kế hoạch và Đầu tư, dù là trong thời kỳ bảo vệ chính quyền, giữ nước và đấu tranh giải phóng miền Bắc (1945 - 1954); hay trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam (1954 - 1975), cũng như giai đoạn khôi phục kinh tế sau khi thống nhất đất nước (1976 - 1985), và đặc biệt là thời kỳ Đổi mới, Hội nhập sau này.
Dù trong thời kỳ nào, thì đều có thể khẳng định, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã có những đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần quan trọng vào thắng lợi trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; từ một nước kém phát triển, thu nhập thấp trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình như ngày hôm nay.
Ngành Kế hoạch và Đầu tư tự hào vì đã có những đóng góp quan trọng trong tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ về đổi mới thể chế kinh tế. Từ thực hiện khoán 100, khoán 10 đến Nghị quyết 16 về đổi mới cơ chế sản xuất của các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, góp phần quan trọng khẳng định vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh, từ đó nhen nhóm việc chúng ta công nhận thành phần kinh tế tư nhân, hộ gia đình, chấp nhận kinh tế nhiều thành phần…, đến sau này xây dựng hàng loạt dự luật quan trọng. Chẳng hạn, Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư chung…, đây là những dự luật có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách thể chế kinh tế của Việt Nam, tạo động lực rất lớn cho sự phát triển của đất nước.
Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp năm 1999, sau này là Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014 đã tạo bước ngoặt quan trọng thu hút đầu tư, huy động nguồn lực cả trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước; tạo điều kiện quan trọng để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, đội ngũ doanh nhân Việt Nam hùng hậu và lớn mạnh, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.
Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục khẳng định là cơ quan tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế -xã hội của đất nước; Là cơ quan tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng Chính phủ giao. Hướng tới Đại hội Đảng lần thứ XIII, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng được giao phó trọng trách là Cơ quan thường trực của Tiểu ban Kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn trân trọng giới thiệu Chuyên đề Tự hào 75 năm ngành Kế hoạch và Đầu tư.
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNDP xem xét hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạoUNDP có thể tham gia và sẵn sàng hỗ trợ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia thông qua sự hỗ trợ từ những chuyên gia giỏi nhất trong mạng lưới toàn cầu của UNDP.
-
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chưa nhiều doanh nghiệp Việt vào được chuỗi cung ứng nước ngoàiThứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông khẳng định, nhiều DN Việt Nam chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của DN đầu chuỗi và DN nước ngoài.
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thăm hỏi, kiểm tra công tác khắc phục lũ lụt tại Quảng BìnhNhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trao 200 triệu đồng do cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyên góp cho huyện Lệ Thủy, hỗ trợ địa phương khắc phục thiệt hại do mưa lũ.
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tưDự thảo Nghị định quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư.
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra nguyên nhân khiến "doanh nghiệp chưa thể lớn""Chưa làm chủ được công nghệ; vướng mắc về thể chế và tự doanh nghiệp chưa thực sự năng động, sáng tạo khiến "doanh nghiệp chưa thể lớn"- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá.
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đột phá, táo bạo, quyết tâm để bắt kịp, tiến cùng thế giớiBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh khi phát biểu khai mạc Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển lần thứ ba năm 2020 (VRDF 2020).
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Hà Nội phải chủ động, đổi mới tư duy và có tầm nhìn chiến lượcĐó là khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trong cuộc làm việc với Thành ủy Hà Nội. Đây là cách để Hà Nội phát huy hết tiềm năng, lợi thế và bứt phá.
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng “bàn kế hoạch tương lai” với Lai ChâuKhông đơn thuần là thúc phát triển kinh tế - xã hội 2020, bàn kế hoạch 2021, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng còn muốn bàn về các kế hoạch phát triển dài hơi hơn của tỉnh Lai Châu.
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Điện Biên muốn thoát nghèo phải bắt đầu bằng phát triển hạ tầngĐiểm nghẽn lớn nhất của Điện Biên chính là hạ tầng, chỉ có đường độc đạo, sân bay quy mô nhỏ. Vì thế, để có lối ra, Điện Biên buộc phải đầu tư phát triển hạ tầng.
-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Sơn La cần đầu tư hạ tầng giao thông, nhưng phải biến thành hành lang kinh tếTheo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Sơn La cần đầu tư hạ tầng giao thông để phá thế độc đạo, rút ngắn khoảng cách, nhưng đừng nghĩ đó chỉ là đường giao thông, mà còn là hành lang kinh tế.
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững