-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Theo Hội đồng châu Âu, Trung Quốc cam kết mức độ mở cửa thị trường chưa từng có tiền lệ đối với các nhà đầu tư từ EU, tạo môi trường chắc chắn và dễ đoán cho doanh nghiệp châu Âu hoạt động. Ảnh: Reuters |
Cấm những hành vi méo mó
Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) hôm 30/12 đã kết thúc đàm phán Hiệp định đầu tư, khi chưa đầy 1 tháng nữa Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chính thức nhậm chức.
"Hiệp định toàn diện về đầu tư" mà Trung Quốc và EU vừa kết thúc đàm phán được kỳ vọng giúp doanh nghiệp hai bên mở đường tiếp cận thị trường của nhau.
Việc đàm phán Hiệp định đầu tư giữa Trung Quốc và EU đã bị trì hoãn trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020.
Trung Quốc và EU sau đó nhanh chóng thúc đẩy Hiệp định đầu tư cùng với những suy đoán rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sẽ tận dụng hỗ trợ của các đồng minh truyền thống để gây áp lực lên Trung Quốc sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1/2021, trái ngược hẳn với chiến lược của Tổng thống sắp rời nhiệm Donald Trump.
Phía EU muốn hoàn tất Hiệp định đầu tư với Trung Quốc trước khi Thủ tướng Đức Angela Merkel kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2021, theo nguồn tin từ Phòng thương mại EU tại Trung Quốc.
Ủy ban châu Âu (EU) và Trung Quốc đã đồng thuận quy định cấm "những hành vi méo mó", chẳng hạn như ép buộc doanh nghiệp châu Âu chuyển giao công nghệ đã đăng ký bảo hộ nếu muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc.
"Trung Quốc cam kết mức độ mở cửa thị trường chưa từng có tiền lệ đối với các nhà đầu tư từ EU, tạo môi trường chắc chắn và dễ đoán cho doanh nghiệp châu Âu hoạt động", Hội đồng châu Âu cho biết trong tuyên bố mới đây.
"Hiệp định (Hiệp định đầu tư EU - Trung Quốc) sẽ cải thiện đáng kể sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư từ EU với việc loại bỏ các nghĩa vụ đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, cấm ép buộc chuyển giao công nghệ và các quy định khác gây méo mó thị trường, đồng thời tăng cường minh bạch của các khoản trợ cấp", tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu.
Mở đường cho quan hệ thương mại bình thường với Mỹ
Phía Trung Quốc hối thúc EU thống nhất được nhiều vấn đề mâu thuẫn, hầu hết các vấn đề này đã từng được Mỹ yêu cầu Trung Quốc đáp ứng. Mỹ và Trung Quốc mắc kẹt trong chiến tranh thương mại hơn 2 năm qua do các bất đồng liên quan đến lĩnh vực công nghệ, tài chính và nhiều vấn đề khác chưa được giải quyết triệt để.
Trong cuộc họp báo tối 30/12, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng "bật đèn xanh" rằng Hiệp định đầu tư giữa Trung Quốc và EU có thể mở đường khôi phục quan hệ thương mại bình thường với Mỹ, nhưng đi kèm một số điều kiện nhất định.
Một trong những nguyên nhân đẩy mâu thuẫn Mỹ - Trung dâng cao là do Trung Quốc không đáp ứng các điều kiện như các nhà đàm phán Mỹ kỳ vọng ban đầu.
"Điểm mấu chốt là EU và Mỹ sẽ phối hợp tốt hơn trong điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc; tôi cho rằng với chính quyền Biden thì điều này thực sự có triển vọng", ông Fred Kempe, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức quy tụ các chuyên gia về chính sách đối ngoại và chính sách công tại Mỹ, cho biết.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, Bắc Kinh đã không thực hiện đúng các cam kết nhập khẩu hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 mà hai bên ký kết hồi tháng 1/2020. Thỏa thuận giai đoạn 1 được ví như "lệnh ngừng bắn" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nó được kỳ vọng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Mỹ tiến vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực tài chính.
Trong khi đó, tiến trình thúc đẩy thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 2 vẫn đang bị trì hoãn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Các nhà phân tích dự đoán, Bắc Kinh muốn đạt thỏa thuận lớn hơn với Mỹ để hai bên có thể đa dạng hóa đối tác thương mại và lập chiến lược mới để tiếp cận Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại được thể hiện rõ khi Trung Quốc ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với 14 quốc gia khác, nhưng không có mặt Mỹ.
Đầu năm 2017, Mỹ được kỳ vọng sẽ tiên phong thúc đẩy Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà không có sự tham gia của Trung Quốc, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhanh chóng rút khỏi TPP sau khi nhậm chức chính thức.
Trao đổi tại buổi họp tối 30/12, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng bày tỏ hy vọng về những hiệp định với các quốc gia khác, đặc biệt nhấn mạnh kế hoạch thúc đẩy hiệp định thương mại mới với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc muốn làm sâu sắc hơn những hiệp định hiện nay với các quốc gia khác, bao gồm: Singapore, Chile, New Zealand, ông Gao Feng cho biết thêm.
Tuy nhiên, ông Gao không đề cập đến thỏa thuận thương mại với Australia - một trong số ít các quốc gia phát triển có thặng dư thương mại với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Năm 2020, Australia chọc tức Bắc Kinh khi cùng các quốc gia tham gia vào điều tra nguồn gốc Covid-19.
"Không phải hiệp định đối phó Mỹ"
Quá trình thúc đẩy Hiệp định đầu tư EU - Trung Quốc đã kéo dài khoảng 7 năm, nhưng hiệp định này vẫn cần thời gian để dịch thuật và xem xét lần cuối trước khi được ký kết.
Phía EU cho rằng điểm gợn lên trong hiệp định này là vấn đề lao động cưỡng bức ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cam kết thúc đẩy phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bao gồm công ước về lao động cưỡng bức.
Ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho hay: "Phía châu Âu cho rằng đó thực sự là vấn đề song phương. Đó là nỗ lực để kết thúc đàm phán. Và đây không phải là hiệp định đối phó Mỹ".
Kết quả đàm phán cho thấy đã có sự cải thiện thực sự trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc, ông Joerg Wuttke nhấn mạnh, đồng thời hé lộ sẽ có những quy định cởi mở hơn để nhà đầu tư/doanh nghiệp trong tiếp cận các lĩnh vực của Trung Quốc như phát triển xe điện, năng lượng tái tạo, và tài chính.
Bà Li Yongjie, một quan chức phụ trách hiệp định và pháp lý tại Bộ Thương mại Trung Quốc, cho rằng Hiệp định đầu tư EU - Trung Quốc sẽ kích hoạt thêm dòng vốn đầu tư từ châu Âu vào các ngành dịch vụ và phi dịch vụ của Trung Quốc, đặc biệt là công nghiệp ô tô, y tế (bệnh viện) và công nghệ thông tin.
Hiệp định đầu tư EU - Trung Quốc cũng đưa ra các cam kết pháp lý ràng buộc Trung Quốc trong việc tiếp cận thị trường châu Âu.
-
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững -
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ông Trump để thúc đẩy quan hệ -
Sản lượng dầu thô, khí đốt của Iran đạt mức cao đáng kể -
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Áo
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024