-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Tình trạng lấy lương khô dành cứu trợ cho dân vùng lũ lụt chia cho cán bộ là có, đây là tôi nói chung, chứ không phải nói riêng địa phương nào, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao đổi với báo chí Bên hành lang Quốc hội chiều 23/10.
Trước đó, ngày 22/10 tại cuộc họp của đoàn công tác Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về công tác khắc phục hậu quả lũ lụt, Thượng tướng Lê Chiêm có lưu ý về việc cấp phát hàng cứu trợ cần đúng đối tượng, song sau đó có hiện tượng lan truyền trên mạng xã hội về việc cán bộ ở Quảng Trị chia nhau hàng cứu trợ (lương khô quân đội).
Bên hành lang Quốc hội, Tướng Chiêm chia sẻ: Tôi là dân miền Trung, việc cứu hộ, cứu nạn ở địa bàn miền Trung tôi trực tiếp theo dõi, chỉ đạo rất nhiều cấp, từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quân khu và Bộ Quốc phòng. Các lần giải quyết nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn sau những đợt bão lụt, các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là quân đội đã tham gia tích cực, từ cơ sở vật chất đến lực lượng, con người, phương tiện có mặt kịp thời để tham gia cùng lãnh đạo chính quyền địa phương và các đơn vị để cả hệ thống chính trị tham gia cứu hộ cứu nạn, giúp nhân dân nhanh chóng khắc phục hậu quả.
Kết quả này được nhân dân đánh giá rất tốt. Nhưng vấn đề rút ra là việc đưa hàng cứu trợ đến người dân có nơi, có lúc không tổ chức chặt chẽ, không đến nơi đến chốn, hàng không đến người dân, thời gian chậm, chất lượng thấp. Hai là sử dụng hàng hóa ở một số địa phương là không đúng mục đích. Sử dụng đưa vào kho dự trữ rồi sau hết đợt lũ lụt đó mới đưa ra, lúc đó không hiệu quả, không có tác dụng, đồng thời hàng hóa xuống cấp. Cấp phát cho dân thế là không tốt.
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội chiều 23/10. |
Qua khảo sát của chúng tôi, hiện hàng hóa ứ đọng lại rất nhiều, đặc biệt là hàng hóa của các địa phương khác đưa tới Quảng Trị, Quảng Bình. Hàng hóa ứ đọng không vận chuyển được đến nơi người dân cần, lý do không có phương tiện và phương pháp thực hiện không khoa học, các tổ chức của các địa phương chưa có lực lượng tiếp nhận, phân phối hàng kịp thời.
Thời gian tới đề nghị địa phương chú ý, dân cần nhất là nơi ăn chốn ở, điều kiện sinh hoạt, thuốc men phòng, chống dịch bệnh, thóc giống và các vật nuôi, cây trồng để đời sống nhanh chóng được ổn định. Đặc biệt không để dịch bệnh xảy ra với người và gia súc, gia cầm ở địa phương, tạo không khí tốt nhât để dân bắt tay giải quyết hậu quả của thiên tai.
Biện pháp bây giờ tốt nhất lãnh đạo địa phương các cấp phải vào cuộc, tổ chức bộ phận tiếp nhận và phân phối, đưa ngay về vùng cần tiếp nhận. Ví dụ vùng mà hàng của các tổ chức từ thiện không thể băng rừng vượt núi, vượt sông suối đi vào được thì chỉ những tổ chức địa phương làm được việc đó, đặc biệt là quân đội, công an, dân quân tự vệ của các cấp, tổ chức các hệ thống chính trị, tiếp nhận và dẫn đường mang vào. Vì người ta muốn đem đến tận người dân, mình không thể nhận cái đó, nên mình chỉ tổ chức vận chuyển và dẫn người ta đến vùng cần giúp đỡ, kịp thời đưa vào người dân. Hiện vẫn còn những vùng mà người dân chưa tiếp cận được hàng cứu trợ, nhưng hàng vận chuyển ùn ứ trên đường lại rất nhiều.
Hàng cứu trợ đang tồn ứ cụ thể ở địa phương nào, thưa ông?
Nói chung tất cả những nơi lụt, bão, từ Thừa Thiên Huế ra Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Ngay ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) hàng hóa đưa vào còn nhiều xã cô lập và chưa tiếp cận được. Đó là vấn đề mà chính quyền địa phương cần nhanh chóng tập trung lực lượng nhanh chóng đưa vào khu vực này.
Vậy lực lượng Quân đội đang tổ chức cứu trợ như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Quân đội vừa rồi cấp hàng loạt phương tiện vận chuyển, như ca nô, các loại phương tiện nhỏ, đảm bảo lực lượng vận tải để xe Quân khu 4, các lực lượng tham gia vận chuyển đưa vào. Lực lượng bộ đội khiêng vác, trực thăng hàng không không quân đã có 5 chuyến hàng đổ xuống Quảng Trị. Nhưng quan trọng là hàng hóa quản lý thế nào. Người đi cứu trợ muốn đưa hàng trực tiếp đến người dân, nên mình là người dẫn đường, vận chuyển hàng đưa giúp cho họ, đưa vào vùng đang cần.
Hiện nay có bao nhiêu xã bị cô lập, chưa nhận được hàng cứu trợ, thưa ông?
Trên các phương tiện thông tin đại chúng thông báo rất cụ thể. Hiện nay, chưa thống kê hết nhưng các địa phương nắm rất chắc. Hiện vẫn còn nhiều nơi chưa tiếp cận được, như hôm qua ở Tây Giang (Quảng Nam) còn 3 xã chưa tiếp cận được, rồi Nghệ An, Hà Tĩnh mỗi tỉnh còn 4-5 xã chưa tiếp cận được.
Nói đến nước lũ thì chỉ có tiếp cận bằng đường hàng không, nhưng hàng không mà thời tiết không tốt cũng không dám bay, tàu thuyền chạy thì cũng rất khó khăn, phải đảm bảo an toàn mới tiếp cận được. Hôm nay trời nắng sẽ có 4-5 lần máy bay tiếp cận, đảm bảo người dân không bị đói, rét.
Ông có đề cập việc cán bộ cơ sở lấy lương khô chia làm quà, vậy cụ thể ở địa phương nào?
Tôi là người tham gia khắc phục hậu quả lũ lụt ở nhiều cấp, nhiều năm, tình trạng đó là có xảy ra. Tôi không nói cụ thể địa phương nào vì tôi làm nhiệm vụ nói trên từ khi còn là cán bộ tỉnh, quân khu và cả khi ra bộ Quốc phòng. Đây là vấn đề cảnh tỉnh và chấn chỉnh ngay. Đây là tôi nói chung chứ không phải địa phương nào, để tất cả hàng hóa của nhân dân, Nhà nước, quân đội phải được chuyển tới người bị thiệt hại đang cần chứ không phải cấp cho người khác.
Hiện tượng này không phải mới mà đã từng xảy ra những năm vừa qua.
Tại thời điểm mưa lũ năm nay đã xảy ra hiện tượng lấy lương khô dành cứu trợ cho dân chia cho cán bộ như ông đề cập chưa?
Đến bây giờ chưa phát hiện, nhưng đây là cảnh báo. Chúng tôi cũng rút ra bài học sau các đợt lũ lụt đều có tình trạng đó, bớt xén chế độ, hàng cứu trợ. Cho nên đây là lời cảnh tỉnh, lãnh đạo các địa phương phải có trách nhiệm ngăn chặn ngay để hàng hoá phải đến tận tay người dân cần cứu trợ.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025