Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 12 tháng 09 năm 2024,
Tỷ giá: Bài toán lợi - hại
 
Tháng 6 và hai tuần đầu tháng 7, tỷ giá USD/VND bật lên khỏi nền giá duy trì trong hơn một năm qua. Diễn biến này có tác động không nhỏ đến khối doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay có dư nợ ngoại tệ lớn theo cả chiều lợi và thiệt.

Những doanh nghiệp chịu thiệt

Những doanh nghiệp có nợ vay bằng USD không tránh khỏi lợi nhuận bị ảnh hưởng khi tỷ giá USD/VND biến động tăng, dẫn đến phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại dư nợ gốc ngoại tệ.

Nhiều doanh nghiệp vận tải biển hiện có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu bình quân đang ở mức khá cao, với việc USD tăng giá so với VND, những doanh nghiệp có dư nợ USD phải chịu chi phí lỗ tỷ giá.

Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) đang có khoản vay lớn bằng USD nên cũng không khỏi lo lắng khi giá USD nhích dần lên.

Với Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT), lãnh đạo doanh nghiệp này chia sẻ, biến động tăng tỷ giá USD/VND có ảnh hưởng đến PVT, song mức độ ảnh hưởng không nhiều khi Công ty đã giảm nợ vay bằng USD. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã tính đến phương án dự phòng biến động tỷ giá cho năm 2018, nên biến động tỷ giá vừa qua nằm trong tầm kiểm soát. Chưa kể, đội tàu của Công ty hoạt động quốc tế nên có nguồn thu ngoại tệ bù đắp vào khoản vay.

Trong khi đó, tại Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM), khoản vay ngoại tệ có thể chưa tác động ngay đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2018.

Theo cam kết của Tập đoàn Dầu khí khi tiến hành bán đấu giá cổ phần DCM lần đầu ra công chúng, Tập đoàn đảm bảo lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của DCM đạt tỷ lệ bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2015 - 2018 bằng việc tính toán lại giá khí đầu vào của Công ty, nên dù chi phí lỗ tỷ giá của DCM có ở mức cao cũng sẽ được bù đắp bởi giá khí đầu vào thấp vào cuối năm. Tuy vậy, khi hết thời gian này, DCM sẽ chịu nhiều tác động của biến động tỷ giá.

Ngoài các doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ, tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng chung đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc quy đổi từ VND sang USD để thanh toán.

Đối với những doanh nghiệp mà nguyên liệu đầu vào nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn sẽ gặp bất lợi khi USD tăng, đặc biệt các doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua hàng đang trên đường nhập khẩu về sẽ bị tăng giá tính theo VND, vì doanh nghiệp phải mua USD với giá cao hơn để thanh toán.

Một số doanh nghiệp dệt may có giá trị xuất khẩu lớn và ít nợ vay USD có thể được hưởng lợi từ đà tăng của tỷ giá USD/VND
Một số doanh nghiệp dệt may có giá trị xuất khẩu lớn và ít nợ vay USD có thể được hưởng lợi từ đà tăng của tỷ giá USD/VND

Những doanh nghiệp hưởng lợi

Theo Công ty Chứng khoán VNDIRECT, USD mạnh lên đã và đang gây sức ép lên tỷ giá hối đoái tại các thị trường thuộc nhóm thị trường mới nổi và cận biên. Đà tăng của USD cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ khiến dòng vốn đầu tư quốc tế có xu hướng rút khỏi các thị trường cận biên và mới nổi để quay trở lại thị trường Mỹ, gây ra áp lực lên tỷ giá hối đoái tại các quốc gia bị rút vốn.

Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm đang là 22.643 VND/USD, tăng khoảng 1% so với đầu năm 2018. Tỷ giá trên thị trường tự do hiện cao hơn 2,3% so với đầu năm, ngày 18/7 ở mức trên 23.200 VND/USD. Diễn biến tăng giá của USD hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

VNDIRECT cho rằng, thủy sản, dệt may, cao su là những ngành xuất khẩu ròng, đồng thời không có hoặc có ít nợ vay bằng USD. Tại một số doanh nghiệp trong ngành dệt may như TCM, TNG, VGG, GMC, GIL, đà tăng của tỷ giá có tác động 2 chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dệt may phần lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về để gia công, do đó tỷ giá USD/VND tăng sẽ làm đội giá thành sản xuất.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp dệt may cũng là những doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có nguồn thu ngoại tệ ổn định. Một số doanh nghiệp dệt may có giá trị xuất khẩu lớn và ít nợ vay USD có thể được hưởng lợi từ đà tăng của tỷ giá USD/VND, chẳng hạn VGG, GMC.

Với nhóm công nghệ thông tin như FPT, CMG, đây là những doanh nghiệp gia công và xuất khẩu phần mềm, được hưởng lợi do USD tăng giá.

Tương tự, trong nhóm ngành cao su, DPR, PHR, TRC… là những doanh nghiệp xuất khẩu ròng và thường có ít nợ vay bằng USD, do đó cũng là nhóm được hưởng lợi từ tỷ giá tăng.  

Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đánh giá, tỷ giá tăng không chỉ tác động đến hiểu quả kinh doanh các doanh nghiệp liên quan đến ngoại tệ, mà còn tác động chung đến giao dịch liên ngân hàng. Lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng tăng từ 1,7%/năm lên gần 2%/năm ở kỳ hạn qua đêm, trong khi lãi suất VND giảm mạnh, nới rộng chênh lệch lãi suất USD/VND từ 0,2%/năm lên 1,2%/năm. Động thái hút thanh khoản VND bằng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua phần nào giúp thu hẹp nguồn cung nội tệ, từ đó hỗ trợ tỷ giá.

Về ý tưởng giảm giá VND để hỗ trợ xuất khẩu, SSI cho rằng, cần có cái nhìn dài hạn và tổng thể hơn. Thứ nhất, các đồng tiền trong khu vực dù mất giá nhanh hơn VND trong 1 tháng qua nhưng lại lên giá khá nhiều so với VND trong khoảng thời gian 1 năm. Điều này có nghĩa, xuất khẩu của Việt Nam đã được hưởng lợi trong một thời gian dài. Thứ hai, lượng vay nợ ngoại tệ của Việt Nam rất lớn nên cái lợi từ xuất khẩu cần phải cân đối với cái hại của áp lực trả nợ nước ngoài.

 

Kịch bản điều hành tỷ giá
Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ tháng 6/2018 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu NHNN xây dựng kịch...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư