Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 05 năm 2024,
USDA dự báo sản lượng thịt toàn cầu giảm 10%, nhưng xuất nhập khẩu thịt tăng mạnh
Thế Hoàng - 10/03/2020 09:10
 
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo, do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn lợn thế giới năm 2020 dự báo đạt 1,02 tỷ con, giảm 10% so với năm 2019, riêng Việt Nam giảm 7%.
Tính đến hết ngày 02/3/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt 24 triệu con, bằng 77% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch .
Tính đến hết ngày 02/3/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt 24 triệu con, bằng 77% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch .

Sản lượng thịt tại Việt Nam giảm 7%

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo, do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi nên nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người tiêu dùng sẽ giảm đáng kể trong năm 2020, bình quân trên toàn thế giới giảm khoảng 37% so với năm 2019.

Tổng đàn lợn thế giới năm 2020 dự báo đạt 1,02 tỷ con, giảm 10% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do Trung Quốc là nước có đàn lợn chiếm 45% tổng đàn lợn trên thế giới, nhưng do dịch bệnh nên số lượng đàn lợn nước này dự kiến sẽ giảm khoảng 25% trong năm tới.

Sản lượng thịt lợn thế giới năm 2020 ước tính cũng sẽ giảm, trong đó các nước châu Á có sản lượng giảm mạnh nhất, sau Trung Quốc là Phillipines (giảm 16%), Việt Nam (giảm 7%).

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Chăn nuôi, tính đến hết ngày 02/3/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt 24 triệu con, bằng 77% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018).

Căn cứ định hướng phát triển ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự báo tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2020 đạt khoảng 4%, sản lượng thịt các loại ước đạt khoảng 5,5 triệu tấn, trong đó thịt lợn đạt khoảng 64 - 67%, tương đương tăng 8,8% so với năm 2019. 

Nhập khẩu để đáp ứng nguồn cung

USDA cho biết, mặc dù sản lượng thịt lợn sản xuất giảm nhưng dự báo thị trường xuất nhập khẩu thịt lợn sẽ tăng khoảng 10% đạt 10,4 triệu tấn, trong đó nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ tăng 35% và đồng thời cũng chiếm 35% tổng sản lượng thịt lợn nhập khẩu toàn thế giới.

Với Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày còn chiếm tỷ trọng lớn, nên việc nhập khẩu thịt tiếp tục là giải pháp để đáp ứng nguồn cung trong một số thời điểm. 

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, ngay từ thời điểm sau Tết Nguyên đán, khi dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn và dịch bệnh Covid-19 đang phát sinh, để góp phần bình ổn nguồn cung và giá thịt lợn tại thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu đã đề nghị Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia, vùng lãnh thổ chủ động trao đổi với Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn có uy tín ở nước sở tại để cung cấp thông tin và kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam nhằm tổ chức hoạt động kết nối giao thương một cách thành công, hiệu quả.

Các Thương vụ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cục Thú y trong hoạt động nhập khẩu để đa dạng hóa nguồn cung thịt lợn, đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế và diễn biến cung cầu trong nước tùy từng thời điểm.

Số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, hết tháng 02/2020, Việt Nam đã nhập khẩu 65.865 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn và sản phẩm thịt lợn các loại đạt 13.816 tấn, chiếm 21% tổng lượng thịt nhập khẩu, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019.

Cơ cấu chủng loại thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thịt cốt-lết, thịt cắt miếng, chân giò, móng giò, xương…, từ các nước có ngành chăn nuôi phát triển như Canada (chiếm 33,1%), Đức (chiếm 25,4%), Brazil (chiếm 16,1%), Ba Lan (chiếm 15,8%), Hoa Kỳ (chiếm 7,8%)... 

Tuy nhiên, thịt lợn nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam hiện đều đang chịu thuế MFN với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%. Đối với các nước đã có FTA với Việt Nam như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Liên bang Nga, Mexico... mức thuế nhập khẩu vào khoảng từ 3 - 21%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ký Thỏa thuận song phương về kỹ thuật và kiểm dịch động vật với 19 nước, theo đó doanh nghiệp từ 19 nước này, khi được Bộ NN&PTNT cho phép, sẽ được xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn vào Việt Nam 

Tạo điều kiện để thịt lợn Nga vào thị trường Việt Nam
Tại buổi làm việc với ông Viktor Linnik, Chủ tịch Tập đoàn Miratorg, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư