
-
Hợp tác phát triển trên Hành lang kinh tế Đông - Tây
-
Ba trụ cột cơ bản - động lực mới đưa Ninh Bình phát triển
-
Đón mùa xuân cao tốc
-
Thủ tướng phát lệnh thi công nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn
-
Đà Nẵng vận hành bản đồ số về các dự án kêu gọi đầu tư -
Đi một ngày đàng xuyên tỉnh Quảng Ninh
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh trong 7 tháng đầu năm của ngành ô tô có nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) cũng dự báo trong thời gian tới, ngành vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc duy trì sự tăng trưởng.
Để có thể phát triển ổn định và bền vững VAMA cũng kiến nghị 3 vấn đề trong ngắn hạn, 2022-2023.
Cụ thể, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp (chiến tranh, xung đột bạo lực cục bộ và chính sách Zero Covid) ảnh hưởng lớn tới nhiều ngành sản xuất sử dụng chip bán dẫn nhập khẩu, trong đó có ngành ô tô, sản phẩm điện tử, điện lạnh và các sản phẩm khác.
Việc thiếu chip bán dẫn ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm ô tô bán ra trong nước, doanh số bán hàng và doanh thu của các hãng xe. Vì vậy, VAMA kiến nghị Chính phủ xem xét những biện pháp chính sách thu hút nhà cung cấp chip bán dẫn đầu tư sản xuất tại Việt Nam.
![]() |
sản xuất, lắp ráp ô tô tại Nhà máy Ford Việt Nam |
Liên quan đến lĩnh vực thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, VAMA hiện đã đóng góp ý kiến về dự thảo Nghị định thay thế 04 Nghị định gồm số 122/125/57/101, VAMA xin kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế để các doanh nghiệp yên tâm, chủ động lên kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Liên quan đến quy định nhà sản xuất/nhà nhập khẩu phải thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì theo tỷ lệ bắt buộc trong đó có sản phẩm phương tiện giao thông được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
Theo VAMA, phương tiện giao thông là tài sản được Nhà nước chứng nhận quyền sở hữu thông qua hệ thống đăng ký xe. Nhà sản xuất không có thẩm quyền thu hồi sản phẩm từ người tiêu dùng.
Như vậy, hệ thống quy định hiện tại thiếu đồng bộ khi chưa có các quy định ràng buộc trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc thải bỏ phương tiện đúng cách. Do đó, VAMA kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường và các Bộ ban ngành liên quan sớm nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông như được đề cập trong Khoản 4, Điều 77, Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Ngoài ra Chính phủ cũng cần sớm ban hành “Định mức chi phí tái chế (Fs)” theo quy định tại Khoản 2, Điều 81, Nghị định 08/2022/NĐ-CP để doanh nghiệp có đầy đủ thông tin nhằm lựa chọn hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế phù hợp.

-
Vốn trong nước đầu tư vào Bình Dương bứt phá bỏ xa vốn FDI -
Đà Nẵng vận hành bản đồ số về các dự án kêu gọi đầu tư -
Đi một ngày đàng xuyên tỉnh Quảng Ninh -
Du khách háo hức tới Bà Nà thưởng hoa đào chuông, xem show xe cổ -
Nhà máy xử lý nước thải KCN Tam Anh - Hàn Quốc được phép điều chỉnh tiến độ -
Bộ Giao thông - Vận tải lên tiếng về đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 26B, tỉnh Khánh Hòa -
TP. Móng Cái (Quảng Ninh): Sầm uất một đô thị vùng biên
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm