-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang giải trình trước Quốc hội, sáng 7/6 |
Báo cáo trước Quốc hội, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, việc sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cơ bản đã xong, sẽ ban hành trước ngày 15/6. Khi đó, sẽ giải quyết được 5 vấn đề lớn, đang vướng mắc và đang làm chậm tiến độ của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Thứ nhất, lồng ghép các nguồn vốn để gia tăng nguồn lực các dự án, sẽ phân cấp cho các địa phương.
Thứ hai, sẽ thực hiện thông báo dự kiến phần vốn trung ương dành cho sự nghiệp hàng năm để địa phương dễ bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương. Đây là vấn đề nhiều địa phương có ý kiến.
Thứ ba, quy định chi tiết quy trình, thủ tục hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho các hộ gia đình để có đất ở, nhà ở theo tiêu chuẩn. Theo quy định về nguồn vốn từ nguồn ngân sách tập trung, nguồn đầu tư phát triển, nên mỗi hộ gia đình phải làm một bộ hồ sơ. Ví dụ, như hỗ trợ 40 triệu đồng cho một căn nhà thì lại phải làm một hồ sơ theo quy định về xây dựng cơ bản, nghĩa là sẽ phải có vài chục ngàn bộ hồ sơ...
Thứ tư, rất nhiều địa phương đang vướng thủ tục hỗ trợ phát triển, thì Nghị định sửa đổi lần này quy định quy trình chi tiết để thực hiện, triển khai một số dự án, tiểu dự án sẽ được giải quyết.
Cuối cùng, theo Phó thủ tướng, sẽ đẩy mạnh phân cấp cho địa phương để chủ động thực hiện những điều mà chỉ có các địa phương mới biết phải làm như thế nào là đúng nhất.
Thực tế cho thấy, theo số liệu của ngày 31/1/2023, các địa phương chỉ giải ngân được 44,6% nguồn vốn trung ương, nhưng đối với vốn đối ứng của địa phương, tỷ lệ giải ngân là khoảng 89%.
"Thực tế triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia cho thấy, nếu thẩm quyền địa phương thì giải quyết rất nhanh, nên sẽ tâp trung sửa đổi, hoàn thiện quy định liên quan để chương trình có thể giải ngân được đúng như yêu cầu", Phó thủ tướng báo cáo trước Quốc hội.
Tuy nhiên, ông cũng lo ngại không phải địa phương nào cũng quan tâm chương trình này như nhau.
“Về lý thuyết và cũng đúng thực tiễn là, nơi nào quan tâm thì nơi đó việc chạy. Cho đến giờ, vẫn còn 6 địa phương là Bình Thuận, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu và Bến Tre còn nợ hướng dẫn theo của thẩm quyền địa phương mà theo phân cấp. Mong các địa phương, các đồng chí lưu ý”, Phó thủ tướng Chính phủ báo cáo tại Quốc hội.
Theo quy định, các địa phương sẽ phải ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để đảm bảo đầy đủ cơ sở cho tổ chức thực hiện, giải ngân nguồn vốn của các chương trình ngay sau khi được giao vốn.
Đặc biệt, Phó thủ tướng cũng nhắc đến tình trạng trình độ còn hạn chế của cán bộ trực tiếp triển khai chương trình ở địa phương, đặc biệt vùng sâu, vùng xa. “Trình độ hạn chế, thủ tục lằng nhằng, có chậm và còn có nguy cơ là rất dễ dẫn đến sai sót”, Phó thủ tướng thẳng thắn.
Lo ngại này lớn hơn khi việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia có tình trạng manh mún, diễn ra rất nhiều nơi. Một mặt, việc dàn trải vì nguồn lực cơ bản không thể đáp ứng được tất cả yêu cầu, mong muốn của mọi người, nên có tình trạng chia ra mỗi người một ít. Cán bộ ở địa phương cũng có cái tâm lý “hoa thơm mỗi người hưởng tý”, nên các dự án manh mún, dàn trải.
“Chúng tôi đi khảo sát ở một huyện khu vực Tây Nguyên, cả nhiệm kỳ địa phương này được phân giao 200 tỷ đồng trong chương trình, nhưng có đến 400 dự án đâu tư, một dự án cỡ 500 triệu đồng. Đối với vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, dân số, một dự án hạ tầng 500 triệu đồng được 1 đoạn đường ngắn ngủ thì khó mà có thể kết nối, nên phát huy giá trị rất kém”, ông Quang thẳng thắn.
Song, vấn đề là đi cùng với số dự án lớn là bằng đó bộ hồ sơ, nghĩa là huyện cần hoàn thiện 400 bộ hồ sơ.
“Khối lượng hồ sơ rất nhiều, làm hồ sơ không là cũng phải mất vài ba tháng, thậm chí một năm cho tiến độ chậm. Và một cách rất thật lòng là với trình độ anh em như vậy thì khả năng rủi ro là rất lớn và có khi chúng ta cũng sẽ mất cán bộ vì sự dàn trải này”, Phó thủ tướng đặt vấn đề một cách rõ ràng và cũng “đặt hàng” các đại biểu Quốc hội quan tâm đến nội dung này đi khảo sát.
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử