
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp
-
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
![]() |
Phối cảnh dự án Vlasta Sầm Sơn Thanh Hóa |
Chia sẻ kết quả kinh doanh quý II/2022, lãnh đạo Văn Phú – Invest cho biết doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt 403,5 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ năm trước nhờ tiếp tục ghi nhận doanh thu từ các dự án sở hữu vị trí đắc địa, tính khả mại cao và tỷ lệ hấp thụ tốt như The Terra - An Hưng, Grandeur Palace - Giảng Võ, Oakwood Residence Hà Nội và dự án mới mở bán trong năm 2022 – Vlasta Sầm Sơn Thanh Hóa.
Với việc đẩy mạnh bán hàng, giá vốn hàng bán quý II/2022 của Văn Phú – Invest cũng tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, đạt 133,4 tỷ đồng.
Sau khi ghi nhận các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác và trừ các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt 267,9 tỷ đồng, tăng 610%. Tiếp tục trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 219,4 tỷ đồng, tăng 622%.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, Văn Phú – Invest ghi nhận doanh thu ở mức 1.100,4 tỷ đồng, tăng 252% so với cùng giai đoạn năm trước.
Lợi nhuận trước và sau thuế luỹ kế của doanh nghiệp lần lượt đạt 353,1 tỷ đồng và 284,1 tỷ đồng, tăng 608% và 680% so với cùng giai đoạn năm trước.
Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện 65,9% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 sau 6 tháng đầu năm.
Đây là kết quả tích cực với Văn Phú – Invest trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản đối mặt với nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý, quỹ đất và nguồn vốn đầu tư dẫn đến tình trạng lệch pha cung cầu trên thị trường.
Về triển vọng lợi nhuận năm 2022, lãnh đạo Văn Phú – Invest cho biết kỳ vọng dự án Vlasta - Sầm Sơn sẽ mang về khoảng 1.000 tỷ đồng doanh thu trong nửa cuối năm 2022 nhờ nằm ở vị trí trung tâm thuộc khu vực ven biển phía Nam tỉnh Thanh Hoá, qua đó có nhiêu cơ hội đón sóng phát triển hạ tầng và đầu tư du lịch tại đây.
Dự án Vlasta - Sầm Sơn với quy mô 25,6 ha, gồm 595 sản phẩm biệt thự, nhà vườn, liền kề và thương mại dịch vụ mở bán vào tháng 6 đạt kết quả khả quan khi thu hút lượng lớn khách hàng quan tâm và bán thành công hơn 150 sản phẩm sau 1 tháng mở bán.
Các dự án gồm: Terra - An Hưng; Grandeur Palace - Giảng Võ; Terra - Hào Nam; Oakwood Residence Hà Nội cũng dự kiến mang về cho Văn Phú – Invest khoảng 900 tỷ đồng doanh thu trong cả năm 2022.
“Những yếu tố này là cơ sở giúp doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2022 đã được các cổ đông tham dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua”, lãnh đạo Văn Phú – Invest cho biết.
Về quy mô tài sản, tổng tài sản của Văn Phú – Invest đạt 10.822,1 tỷ đồng tính tới 30-6-2022, tăng 10,03% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền ở mức 292,7 tỷ đồng, giảm 73,9% do công ty đang đầu tư mở rộng quỹ đất và đẩy mạnh tốc độ triển khai thi công các dư án để bàn giao các sản phẩm cho người mua nhà.
Phải thu khách hàng đạt 417,2 tỷ đồng, tăng 10% các khoản phải thu còn lại 5% làm sổ nằm rải rác các dự án đang kinh doanh của công ty ở các dự án The Terra An Hưng, Granduer Giảng Võ, Hào Nam và phải thu ở dự án Vlasta Sầm Sơn.
Giá trị hàng hồn kho và chi phí xây dựng dở dang lần lượt đạt 4.280,0 tỷ đồng và 504,9 tỷ đồng, tăng 24,32% và 40,4% do doanh nghiệp đầu tư vào các dự án The Terra Bắc Giang, Nam Sầm Sơn, dự án BT tuyến đường kết nối Phạm Văn Đồng - Gò Dưa. Những dự án này được kỳ vọng sẽ hoàn thành và mở bán trong giai đoạn 2023 2024 và dự kiến mang lại doanh thu 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp.
Về nguồn vốn, Văn Phú – Invest có xu hướng giảm vay nợ ngắn hạn và gia tăng vay nợ dài hạn. Cụ thể, giá trị khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chỉ đạt 495,5 tỷ đồng tại ngày 30-6, còn giá trị khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn đạt 3.991,7 tỷ đồng.
![]() |
Trước đó, FiinRatings đã thông báo kết quả xếp hạng tín nhiệm dài hạn nhà phát hành lần đầu của công ty ở mức BB+ với triển vọng “Ổn định”. Mức điểm này, theo hệ thống xếp hạng của FiinRatings, cho thấy công ty có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ở mức vừa phải.
Việc xếp hạng Văn Phú - Invest ở mức BB+ được đưa ra dựa trên đánh giá doanh nghiệp có năng lực kinh doanh tốt, lịch sử hoạt động lâu năm, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu về thị trường. Ngoài ra, có năng lực triển khai dự án tốt, đảm bảo giữ vững tiến độ xây dựng và bàn giao.
Bên cạnh đó, các chính sách ứng biến kịp thời trong những giai đoạn thị trường bất lợi trong quá khứ đã thể hiện Văn Phú - Invest có đủ năng lực để duy trì triển vọng ổn định, tối ưu việc sử dụng đòn bẩy tài chính để phát huy hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời.

-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện -
Quý I/2025, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 72,2 tỷ kWh -
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort