
-
Ngân hàng đánh cược với rủi ro khi cho vay; Cân nhắc bỏ room tín dụng
-
Doanh nghiệp, ngân hàng phải “góp gió thành bão”
-
Giá vàng SJC được điều chỉnh nhẹ xuống gần sát mốc 74 triệu đồng/lượng
-
Thống đốc: Sẽ cân nhắc việc bỏ room tín dụng hay không
-
Dư nợ ngân hàng phân hóa mạnh những tháng cuối năm -
CEO VPBank: Mở rộng cho vay, ngân hàng phải chấp nhận “đánh cược” với nền kinh tế
Mặc dù xoay quanh ngưỡng 1.700 USD/ounce, nhưng vàng được dự báo chịu nhiều áp lực. Mặt hàng kim loại quý chưa hút lực mua lớn khi nhà đầu tư đang hướng tới thị trường tiền số.
![]() |
Cho dù USD giảm vì giới đầu tư gia tăng đặt cược về việc nâng lãi suất ở các thị trường khác, theo đó giúp vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác. Chỉ số USD Index giảm xuống 93,79 điểm sáng nay.
Tuy nhiên, với việc kế hoạch mua tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) giảm dần vào tháng 11/2021 và đợt tăng lãi suất đầu tiên vào năm 2022 đã được định giá, đồng Đô la đã có xu hướng giảm.
Vàng thường được coi là hàng rào chống lại lạm phát, mặc dù việc giảm các biện pháp kích thích kinh tế và nâng lãi suất có xu hướng làm lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao, khiến chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng tăng lên.
Đồng thời, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng giảm, theo đó hỗ trợ vàng. Thị trường vàng cũng nhận được động lực từ dữ liệu xây dựng nhà ở của Mỹ cho kết quả không như mong đợi.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã thực hiện chốt lời khi vàng tăng cao và dòng vốn chuyển dịch dần sang thị trường chứng khoán, nhất là khi chứng khoán toàn cầu chủ yếu tăng cao hơn trong giao dịch qua đêm. Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã tăng trở lại mạnh mẽ.
Chỉ số Dow Jones tăng 198,7 điểm, tương đương 0,56%, lên 35.457,31 điểm; S&P 500 tăng 33,17 điểm, tương đương 0,74%, lên 4.519,63 điểm; Nasdaq tăng 107,28 điểm, tương đương 0,71%, lên 15.129,09 điểm.
Hiện vàng chịu áp lực lớn trước ngưỡng cản 1.800 USD/ounce. Đây cũng là mức cao nhất ghi nhận trong tuần trước. Ở chiều ngược lại, vàng được hỗ trợ khá mạnh ở ngưỡng 1.7300 USD/ounce.
Đối với thị trường vàng trong nước sáng nay, giá vàng trong nước điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng tại một số hệ thống kinh doanh, đạt 57,1-57,85 triệu đồng/lượng.
Tại hệ thống cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh hai miền Bắc - Nam và doanh nghiệp Phú Quý điều chỉnh giá vàng SJC cùng giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Tập đoàn Doji và hệ thống PNJ, vàng SJC đi ngang ở cả hai chiều giao dịch.
Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, hiện mỗi lượng vàng miếng SJC đang cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí).
Sáng nay, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm 17 đồng so với hôm qua, còn 23.147 đồng/USD. Trong khi đó, Vietcombank giảm 5 đồng so với hôm qua, đưa giá mua vào xuống 22.625 đồng/USD và bán ra còn 22.855 đồng/USD.

-
Giá vàng SJC được điều chỉnh nhẹ xuống gần sát mốc 74 triệu đồng/lượng -
Thống đốc: Sẽ cân nhắc việc bỏ room tín dụng hay không -
BIDV tăng cường hợp tác thúc đẩy tài chính bền vững tại COP28 -
Thủ tướng: Chấm dứt tuồn vốn rẻ cho vay sân sau, điều kiện vay cần linh hoạt hơn -
Dư nợ ngân hàng phân hóa mạnh những tháng cuối năm -
CEO VPBank: Mở rộng cho vay, ngân hàng phải chấp nhận “đánh cược” với nền kinh tế -
Thị trường vàng "án binh bất động" chờ thêm thông tin về chính sách tiền tệ của Fed
-
Năm 2023, tổng thu ngân sách tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ước đạt 95.067 tỷ đồng
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Bệnh viện thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đạt Giải thưởng Cải tiến Chất lượng ACHSI 2023
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao