-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 27/11/2024 -
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam
Hôm nay, ngày 18/9, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão Yagi.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, VCCI nhận định, mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp rất nặng nề, ước tính hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều tài sản có giá trị lớn của không ít doanh nghiệp đã bị hư hỏng như nhà xưởng, tàu thuyền, phương tiện giao thông, máy móc, trang thiết bị, hàng hoá… Đây là thông tin được tổng hợp từ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
Mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp rất nặng nề, ước tính hàng nghìn tỷ đồng, theo VCCI |
Phần lớn các doanh nghiệp khác tại các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng gián tiếp như phải đóng cửa, ngừng sản xuất kinh doanh hoặc giảm năng suất, doanh số trong thời gian bão lũ do người lao động không thể đi làm, hàng hoá không thể vận chuyển hoặc không thể tiếp cận được khách hàng.
"Việc khôi phục sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hiện nay gặp rất khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Đây là thời điểm rất cần những chính sách kinh tế phù hợp để doanh nghiệp các tỉnh miền Bắc nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản xuất kinh doanh, góp phần giảm thiệt hại về lâu dài của cơn bão, bảo đảm sinh kế cho người dân”, VCCI kiến nghị Thủ tướng.
Miễn tiền thuê mặt nước cho các cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản đến hết năm 2025
Cụ thể, 15 nhóm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh miền Bắc nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão lũ vừa được VCCI gửi Thủ tướng Chính phủ chia thành 2 nhóm.
Nhóm 1 là dành cho các ngành, lĩnh vực, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất từ bão Yagi, gồm tàu cá khai thác thuỷ hải sản, tàu du lịch, lồng bè nuôi trồng thuỷ hải sản trên mặt biển, sông, suối, ao hồ.
Các giải pháp được đề xuất gồm các khoản hỗ trợ dựa trên thiệt hại thực tế, do UBND cấp xã và chủ tàu thống kê. Các đề xuất hỗ trợ dưới hình thức miễn tiền thuê mặt nước, miễn các loại phí, lệ phí cũng như đề xuất miễn hoặc giảm các loại thuế được kiến nghị.
Đặc biệt, VCCI đề nghị các giải pháp đề xuất gồm hỗ trợ thiệt hại theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh được áp dụng cho cả các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ hải sản. Hiện tại, doanh nghiệp không thuộc đối tượng được hỗ trợ của Nghị định 02/2017/NĐ-CP và cả Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 02/2017/NĐ-CP.
Cân nhắc giảm thuế giá trị gia tăng, gia hạn thời điểm nộp thuế
Kiến nghị đưa doanh nghiệp vào nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh cũng được VCCI đề xuất áp dụng với các ngành, lĩnh vực khác tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ.
Với nhóm chính sách dành cho nhóm này, VCCI đề nghị Thủ tướng Chính phủ cân nhắc giảm thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu từ mức 10% xuống mức 8% từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2024 đối với các cơ sở bán lẻ xăng dầu tại các địa phương chịu thiệt hại bởi bão lũ, đặc biệt là các địa phương vùng núi phía Bắc.
Đối với các khách hàng sử dụng điện tại các địa phương chịu thiệt hại bởi bão lũ, VCCI kiến nghị Thủ tướng cân nhắc giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng điện từ mức 8% xuống 6%.
VCCI kiến nghị tiếp tục gia hạn thời điểm nộp thuế GTGT, TNDN và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ sang năm 2025; giãn thời điểm nộp các khoản nộp cho bảo hiểm xã hội từ 4 đến 6 tháng cho các doanh nghiệp tại các địa phương chịu thiệt hại của bão lũ.
Đặc biệt, VCCI tiếp tục đề xuất giảm 50% kinh phí công đoàn nộp lên cấp trên cơ sở cho các doanh nghiệp tại các tỉnh chịu thiệt hại của bão lũ đến hết tháng 12/2024 và giãn thời điểm nộp đến năm 2025.
Cùng với đó, VCCI cũng đề nghị tiếp tục gia hạn thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN và Thông tư 06/2024/TT-NHNN áp dụng cho các nghĩa vụ trả nợ từ nay đến tháng 6/2025 đối với các khoản vay của khách hàng sản xuất, kinh doanh tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão Yagi.
Ngoài ra, VCCI đề nghị Thủ tướng chỉ đạo việc chi Quỹ phòng chống thiên tai để cứu trợ, khắc phục hậu quả của bão Yagi. Đây là Quỹ do doanh nghiệp và người lao động đóng góp nhưng đến năm 2023 còn kết dư gần 2000 tỷ đồng.
Các đề xuất chính sách hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất từ bão Yagi, gồm tàu cá khai thác thuỷ hải sản, tàu du lịch, lồng bè nuôi trồng thuỷ hải sản trên mặt biển, sông, suối, ao hồ:
+ Hỗ trợ thiệt hại thực tế đối với lồng bè nuôi trồng thuỷ hải sản theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP, đề nghị cân nhắc tăng mức tiền hỗ trợ và áp dụng cho cả các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ hải sản.
+ Hỗ trợ thiệt hại thực tế đối với tàu cá, tàu du lịch. Biện pháp hỗ trợ: theo định mức. UBND cấp xã cùng chủ tàu thống kê thiệt hại.
+ Miễn tiền thuê mặt nước cho các cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản đến hết năm 2025
+ Miễn các loại phí và lệ phí có liên quan như lệ phí ra vào cảng biển, cảng bến thuỷ nội địa, phí sử dụng vị trí neo đậu trong khoảng 6 tháng đến 1 năm.
+ Nhà nước hỗ trợ 50% – 70% chi phí mua bảo hiểm cho các loại tàu cá, tàu du lịch đến hết năm 2025.
+ Cân nhắc việc miễn hoặc giảm 50% số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với đối tượng này trong khoảng 4 tháng đến 6 tháng.
+ Cân nhắc việc giảm các khoản nộp cho bảo hiểm xã hội trong khoảng 4 đến 6 tháng
+ Cân nhắc miễn phần kinh phí công đoàn nộp lên cấp trên cơ sở trong khoảng 4 tháng đến 6 tháng.
-
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung