-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Nhiều dịch vụ liên quan đến hàng hải có trong Danh mục của Nghị định 59/2006/NĐ-CP, nhưng pháp luật về hàng hải không còn quy định nữa. Ảnh minh họa |
Trong văn bản gửi Bộ Công thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xác định rõ sự đồng thuận.
“Các quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP có tính chất hạn chế quyền của công dân. Điều này là chưa phù hợp với quy định tại Hiến pháp 2013 và Bộ luật dân sự 2015”, VCCI lý giải việc cần thiết phải bãi bỏ Nghị định 59/2006/NĐ-CP.
Nghị định 59/2006/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh là chưa phù hợp về mặt thẩm quyền ban hành theo quy định tại Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự 2015 (các quy định liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân đều phải được quy định tại văn bản cấp luật).
Vì, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”, khoản 2 Điều 2 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Cũng phải nói rõ, Nghị định 59/2006/NĐ-CP được ban hành theo yêu cầu của Điều 25 Luật Thương mại 2005 trao quyền cho Chính phủ quy định về Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.
Bên cạnh lý do trên, VCCI cũng nhắc đến sự không thống nhất giữa Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện của Nghị định 59/2006/NĐ-CP và
Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2020.
Vì, mặc dù là nghị định hướng dẫn Luật Thương mại, nhưng điều kiện để được kinh doanh các loại hàng hóa trong các Danh mục của Nghị định 59/2006/NĐ-CP được áp dụng trên “chủ thể kinh doanh” (tức là: các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ) chứ không phải là “điều kiện của hàng hóa, dịch vụ”. Đây cũng là nguyên tắc áp dụng của Danh mục của Luật Đầu tư 2020.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư 2020 “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư”.
Như vậy, các quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện sẽ áp dụng theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.
“Việc tồn tại Danh mục tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP đưa đến những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, bởi vì Nghị định này vẫn đang có hiệu lực, nếu kinh doanh những loại hàng hóa, dịch vụ không có trong Danh mục của nghị định nhưng lại có trong Danh mục của Luật Đầu tư, doanh nghiệp sẽ không phải đáp ứng điều kiện gì nếu theo quy định tại nghị định, nhưng lại phải đáp ứng điều kiện kinh doanh nếu theo quy định tại Luật Đầu tư và ngược lại”, VCCI lý giải sự cần thiết phải bãi bỏ Nghị định 59/2006/NĐ-CP.
Ngoài ra, các hàng hóa, dịch vụ được liệt kê trong Danh mục tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP được dẫn chiếu tới các văn bản quy định chi tiết, rất nhiều văn bản này đã hết hiệu lực. Tên của hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục này cùng với cơ chế quản lý cũng đã thay đổi theo quy định hiện hành.
Ví dụ, các dịch vụ liên quan đến hàng hải (dịch vụ kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ vệ sinh tàu biển; dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển), pháp luật về hàng hải không còn quy định chi tiết về các dịch vụ này nữa.
Vì vậy, nếu áp dụng theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ không biết áp dụng theo quy định nào, tại văn bản nào.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"