
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan
-
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc
-
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
![]() |
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương điều chỉnh vốn điều lệ của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đến năm 2019 là 72.602 tỷ đồng |
Hiện nay, mức vốn điều lệ của Tổng công ty VEC là 1.000 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ của VEC đến năm 2019 sẽ tăng lên 72.602 tỷ đồng (bao gồm 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ đã được phê duyệt hiện nay và 71.602 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước đầu tư từ các dự án của VEC).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quyết định cụ thể việc điều chỉnh vốn điều lệ của VEC và hướng dẫn hạch toán tăng vốn theo quy định.
Năm 2015, VEC đã kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty được chủ động sử dụng nguồn thu từ công trình có hiệu quả tài chính cao bù đắp cho công trình có hiệu quả tài chính thấp nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về dòng tiền trong suốt dòng đời các dự án.
Nếu phương án này được chấp thuận, VEC sẽ tự cân đối được 20.360 tỷ đồng từ dòng tiền ở 3 dự án khác cho phần hụt dòng tiền của các dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Nội Bài - Lào Cai.
Được biết, sau khi cập nhật lại số liệu tài chính, mức thiếu hụt dòng tiền tại các dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (2022 - 2038) và Nội Bài - Lào Cai (2025 - 2030) là 22.050 tỷ đồng, giảm 8.837 tỷ đồng so với tính toán được đưa ra trong năm 2014.
“Lưu lượng xe và doanh thu phí tại 3 tuyến đường đang khai thác là Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đều vượt xa dự tính trước đó, nên đã cải thiện đáng kể dòng tiền của Tổng công ty”, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VEC cho biết.
Phần thiếu hụt còn lại sau khi tổng hợp dòng tiền 5 dự án là 1.690 tỷ đồng sẽ được thu xếp từ nguồn phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc vay ngân hàng.
Việc được phép “bù chéo” dòng tiền các dự án không chỉ giúp VEC hoạt động đúng bản chất một doanh nghiệp, mà còn gỡ gánh nặng cho Nhà nước khi không phải bù đắp hơn 1 tỷ USD cho dòng tiền bị thiếu tại 2 công trình trọng điểm quốc gia nói trên.
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu -
Doanh nghiệp có thể tự công bố giá xăng dầu -
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây