
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng
![]() |
PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR |
PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng, việc Fed tăng lãi suất lần thứ ba trong quý III cùng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã khiến USD tăng giá mạnh.
Thặng dư thương mại đạt hơn 2 tỷ USD trong quý III và vốn FDI tiếp tục giải ngân khá đã góp phần giữ cho tỷ giá hối đoái không thay đổi quá nhanh. Tuy nhiên, NHNN cũng phải bán ra số lượng lớn dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá.
Cụ thể, theo số liệu của Công ty chứng khoán HSC, NHNN đã phải bán ra hơn 3,7 tỷ USD để ổn định tỷ giá từ tháng 7 tới nay.
Việc tiếp tục sử dụng dự trữ ngoại hối hoặc nâng lãi suất để ổn định giá trị đồng VND trong ngắn hạn đều có thể dẫn tới những rủi ro cho nền kinh tế. Nếu USD tiếp tục tăng, NHNN sẽ phải tiếp tục bán ra ngoại tệ hoặc nâng lãi suất để giữ giá đồng ngoại tệ.
Phía VEPR cho rằng lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam thực tế còn tương đối mỏng tính theo tuần nhập khẩu, nên việc can thiệp có quy mô hạn chế. Tiếp đó, việc tăng lãi suất sẽ dẫn tới những hệ lụy cho doanh nghiệp trong năm 2019 và 2020.
"Vì vậy, việc chủ động giảm giá VND một cách khéo léo giữa mức mất giá của NDT so với USD là cần thiết để Việt Nam thích ứng trong cuộc chiến tranh thương mại", theo VEPR khuyến nghị.
Liên quan đến lãi suất, VEPR cho rằng, chênh lệch lãi suất huy động-tín dụng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thanh khoản hệ thống eo hẹp trong Quý 3/2018. Ngoài ra, việc NHNN bán ra ngoại tệ để bình ổn tỷ giá cũng làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng chậm hơn, dẫn tới thanh khoản eo hẹp.
Sự eo hẹp của thanh khoản hệ thống dẫn tới nhiều NHTM đã có động thái tăng lãi suất huy động trên thị trường 1. Lãi suất liên ngân hàng chỉ giảm từ giữa tháng Chín và kết thúc Quý 3 ở mức 2,89% và 2,95% lần lượt với kỳ hạn qua đêm và một tuần.
Trong Quý 3, Thống đốc NHNN đã ra Chỉ thị 04 với định hướng kiểm soát chặt tín dụng trong các lĩnh vực rủi ro như BĐS hay BOT, và tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Động thái siết tín dụng này khiến cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17% của năm 2018 là khó khả thi khi 9 tháng mới chỉ tăng 9,52%.
Tuy nhiên, đây có thể là việc làm cần thiết để kìm hãm sự tăng trưởng quá nóng trong lĩnh vực như BĐS cũng như kiểm soát lạm phát. Đồng thời, do tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng vượt xa chỉ tiêu 6,5-6,7% Quốc hội đặt ra, các NHTM không còn chịu áp lực phải bơm tiền ra để kích thích nền kinh tế.

-
Không có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ -
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm -
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới