Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Thủ tướng yêu cầu quản lý chặt chẽ tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty
Anh Minh - 09/10/2018 20:39
 
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn tình trạng tẩu tán tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty trước khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
VEC sẽ là một trong những Tổng công ty sẽ chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp muộn nhất.
VEC sẽ là một trong những Tổng công ty sẽ chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp muộn nhất.

Để bảo đảm hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi triển khai Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  vừa chỉ đạo các bộ: Tài chính; Công Thương; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý chặt chẽ tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.

Cụ thể, trong thời điểm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động, cần tiếp tục phát huy vai trò quản lý, kinh doanh vốn nhà nước của các cơ chế hiện có, ngăn chặn tình trạng tẩu tán tài sản nhà nước tại doanh nghiệp trước khi chuyển giao về Ủy ban.

Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập cơ chế kiểm soát, giám sát hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm minh bạch, hiệu quả, tránh nguy cơ hình thành “nhóm lợi ích” trục lợi tài sản nhà nước. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tuyển chọn nhân sự có phẩm chất, năng lực về làm việc tại Ủy ban.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt vào ngày 30/9/2018, ngoài Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), 18 doanh nghiệp còn lại là công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối lâu dài, đang thuộc quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thông tin & Truyền thông và Giao thông & Vận tải.

Trong số này có 7 tập đoàn lớn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

11 tổng công ty còn lại gồm Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.

Chính thức thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước, quản lý 1,5 triệu tỷ đồng
19 tập đoàn thuộc quản lý Siêu Ủy ban có tổng tài sản khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và 820.000 tỷ đồng giá trị vốn chủ sở hữu Nhà nước.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư