-
Sabeco liên tiếp vào Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2024 -
Một số sản phẩm xuất khẩu Việt Nam bị đề nghị điều tra tại Thái Lan, Ấn Độ -
Mức thuế đối với rượu, bia nên tính theo nồng độ cồn -
Cách nào thu hút doanh nghiệp về khu công nghiệp dược TP.HCM -
Tập đoàn T&T Group tích cực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của quốc gia -
Điểm danh 4 thị trường ASEAN điều tra hàng Việt nhiều nhất
Việc vi phạm bản quyền đang đẩy các doanh nghiệp truyền hình trả tiền đến bờ vực phá sản |
“Đứt gánh giữa đường” vì vi phạm bản quyền
“Bóng đen” vi phạm bản quyền đang bao phủ thị trường truyền hình trả tiền, khiến các doanh nghiệp lo ngại. Trong một diễn biến mới nhất, Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) đã phải phát đi thông báo về việc ngừng phát sóng giải UEFA Champions League (UCL), UEFA Europa League (UEL) vì bị các đơn vị khác xâm hại bản quyền trên Internet.
Đây là quyết định bất đắc dĩ, nằm ngoài mong muốn và bất khả kháng của VTVcab. Nguyên nhân khiến VTVcab phải ngừng phát sóng là do yêu cầu của phía đối tác là đơn vị cung cấp bản quyền giải đấu cho VTVcab, KJ Investment Group Inc (Hàn Quốc) đã ngừng cung cấp tín hiệu.
Lý do khiến phía đối tác ngừng cung cấp tín hiệu là vì hàng loạt đơn vị sở hữu các trang tin điện tử như: www.24h.com.vn; www.bongda433.com; www.thethao247.vn... đã có những hành vi vi phạm bản quyền một cách trắng trợn, đăng tải những đoạn clip được cắt ghép từ các trận đấu thuộc hai giải bóng đá trên.
Ông Hoàng Ngọc Huấn, Tổng giám đốc VTVcab khẳng định, đã rất nỗ lực, bằng mọi biện pháp, mọi cách thức nhằm bảo vệ bản quyền các chương trình truyền hình để tiếp tục phát sóng các giải này phục vụ khán giả, người hâm mộ. VTVcab đã làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng khác, thậm chí khởi kiện ra toà, nhưng vi phạm bản quyền vẫn diễn ra. Một số đài lớn, trang điện tử lớn, nổi tiếng vẫn cố tình vi phạm.
Mới đây, hàng loạt doanh nghiệp OTT chính thống lên tiếng đồng loạt tố Fly Play vi phạm bản quyền. Đại diện SCTV cho biết, đơn vị này chưa hề chia sẻ cho đối tác ngoài các gói kênh của mình hay các kênh quốc tế không hề được bán cho bất kỳ đơn vị truyền hình OTT nào, nhưng Fly Play vẫn đang cung cấp đầy đủ những gói kênh này, thậm chí còn thu phí người dùng qua thẻ cào.
Một lãnh đạo truyền hình Viettel biết, đối với phần nội dung, Viettel phải thuê VNews kiểm duyệt từng bộ phim trước khi cung cấp cho người xem, thì nhiều ứng dụng OTT đã tự động thu trái phép các nội dung của Viettel, cũng như các đơn vị truyền hình khác. Điển hình là ứng dụng Fly Play ngang nhiên vi phạm.
Doanh nghiệp thiệt hại nặng
Việc vi phạm bản quyền đang đẩy các doanh nghiệp truyền hình trả tiền đến bờ vực phá sản. Tệ hơn, nếu tình trạng này tái diễn trầm trọng, rất nhiều khả năng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể mua được bản quyền từ đối tác nước ngoài.
Theo ông Hoàng Ngọc Huấn, VTVcab không chỉ mất quyền phát sóng hai giải đấu, mà còn thiệt hại rất nặng nề. Trước mắt, VTVcab bị đối tác dọa kiện ra tòa quốc tế, vì không giữ được bản quyền.
“Đây không chỉ là vấn đề mất sóng hay không mất sóng, mà hậu quả của nó rất lớn. Về sau này, tôi khẳng định VTVcab vẫn hướng tới đầu tư cho giải mới để phục vụ khán giả, nhưng rủi ro như thế này chúng tôi không dám chắc sẽ đầu tư tiếp. Thậm chí, chúng tôi có muốn mua, nhà cung cấp quốc tế cũng không bán cho mình”, ông Huấn cho biết.
Thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, người tiêu dùng đã rõ, nhưng để chống vi phạm bản quyền rất khó. Ví dụ như, Fly Play là nền tảng ứng dụng xem truyền hình và VOD trên điện thoại, set top box, Android TV, nên rất khó để chặn ứng dụng này vì không ở Việt Nam.
lCục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, đến nay mới chỉ có 3 đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV là VNPT, Viettel và FPT; 3 đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình qua Internet (truyền hình OTT) là VNPT Technology, K+ và VTC.
l Các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền qua OTT vào Việt Nam khi chưa có giấy phép là kinh doanh trái pháp luật. Nếu như cơ quan nhà nước kiểm tra, chứng minh được các đơn vị này có mức doanh thu từ kinh doanh dịch vụ lậu trên 300 triệu đồng, có thể chuyển cơ quan công an để xử lý hình sự.
-
Mức thuế đối với rượu, bia nên tính theo nồng độ cồn -
Cách nào thu hút doanh nghiệp về khu công nghiệp dược TP.HCM -
Tập đoàn T&T Group tích cực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của quốc gia -
Điểm danh 4 thị trường ASEAN điều tra hàng Việt nhiều nhất -
Xây dựng chiến lược sales và marketing bắt kịp xu hướng bền vững -
Hải Phòng bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất sau bão số 3 -
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/9 -
2 Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nỗi đau của người lượm ve chai -
3 Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố” -
4 Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu -
5 Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng
- BOSCH khai trương cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng đầu tiên tại Việt Nam
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024