
-
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc
-
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn
-
62 bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm y tế chi trả 100%, không cần giấy chuyển tuyến
-
Tin mới y tế ngày 3/7: Bước đột phá trong chẩn đoán hình ảnh tại Việt Nam
-
Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh -
Kem massage nhập khẩu bị thu hồi vì vi phạm công bố
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10/11, đại biểu Tạ Văn Hạ, đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam nêu thực tế, thời gian qua có nhiều địa phương quy định yêu cầu phải xét nghiệm lại trong thời gian 72 tiếng. Có nơi quy định 48 tiếng, thậm chí có nơi 24 tiếng. Một lái xe trong một tuần lễ phải xét nghiệm 3 lần.
![]() |
Thời gian thực hiện xét nghiệm Covid-19 tại các địa phương không đồng nhất đang gây nên nhiều bức xúc không đáng có. |
Ngoài việc tốn kém về tài chính thì vấn đề thời gian cũng rất tốn kém. Bộ trưởng cho biết tại sao có sự khác nhau này và Bộ có hướng dẫn chung thống nhất nào không? Quy định chuẩn cần bao nhiêu ngày chúng ta phải xét nghiệm lại?
Với câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, đối với Covid-19, gần 80% người nhiễm không có triệu chứng. Chính vì thế Tổ chức Y tế thế giới đã liên tục khuyến cáo đối với các quốc gia là phải xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm. Đây là việc tất cả các nước cũng đã thực hiện.
Vấn đề thứ hai, thời gian có giá trị trong xét nghiệm cũng rất khác nhau giữa các nước, nhưng về cơ bản các nước đều lấy mốc thời gian là 72 giờ.
Chúng ta cũng biết khi nhập cảnh hay chúng ta đi ra nước ngoài thì người ta đều yêu cầu là phải có kết quả xét nghiệm trong vòng 72 giờ.
Vấn đề thứ ba, tần suất xét nghiệm, trước đây Bộ Y tế cũng như Bộ Giao thông vận tải đã có những hướng dẫn xét nghiệm đối với những người đi từ vùng dịch, tức là vùng cách ly, phong tỏa ra bên ngoài thì buộc mới xét nghiệm và không có yêu cầu xét nghiệm ở những vùng tương đồng với nhau.
Chẳng hạn, đối với 19 tỉnh thành phố phía Nam thì đi lại trong 19 tỉnh, thành phố đó là không phải xét nghiệm, nhưng từ đó đi sang khu vực khác thì phải xét nghiệm.
Một số địa phương, một số nơi áp dụng lấy mốc là 72 giờ là có giá trị, nhưng về sau khi chúng ta thực hiện theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 thì trong văn bản cũng đã nêu rất rõ là chúng ta không yêu cầu người dân xét nghiệm khi đi lại.
Theo đó, trong công tác xét nghiệm là chúng ta chỉ xét nghiệm theo trọng tâm, trọng điểm và theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ.
Về tần suất xét nghiệm thì chúng ta chỉ giám sát xét nghiệm ở trên một số nhóm nguy cơ, ví dụ như những nơi có nguy cơ lây nhiễm, những nhóm có nguy cơ lây nhiễm, tiếp xúc với nhiều người và tần suất xét nghiệm là phụ thuộc vào những đánh giá nguy cơ của các địa phương, thường là 7 ngày hoặc có những nơi là 14 ngày, quốc tế cũng làm như vậy.
“Hiện chúng ta không yêu cầu xét nghiệm trong vòng 72 giờ nữa mà chỉ khi chúng ta đi ra nước ngoài hoặc đi từ vùng dịch và trở về địa phương thì mới phải xét nghiệm”, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu.

-
Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh -
Kem massage nhập khẩu bị thu hồi vì vi phạm công bố -
Tin mới y tế ngày 2/7: Người trẻ không được chủ quan với tăng huyết áp -
Gia tăng trẻ phẫu thuật cắt amidan mùa hè -
Không lo gián đoạn khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thay đổi đơn vị hành chính -
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định tiêm chủng để tăng hiệu quả phòng dịch -
Tin mới y tế ngày 1/7: WHO đánh giá hệ thống quản lý thuốc, vắc-xin của Việt Nam
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh