Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Vì sao DN Việt phản đối việc Posco VST kiện phá giá?
Thanh Hương - 15/12/2013 21:35
 
Sau khi Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương công bố kết quả điều tra sơ bộ vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu, Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Kang Koo Yang, Giám đốc kinh doanh nội địa của Công ty Posco VST Việt Nam về diễn tiến của vụ việc. Thép nội, thép ngoại giành giật thị trường

Posco VST hiện có số lỗ khá lớn, hơn 1.000 tỷ đồng và nhiều người cho rằng việc khởi kiện chống bán phá giá là để giúp công ty có điều kiện bán hàng tốt lên, giảm thua lỗ trong kinh doanh như vừa qua. Ông nhận định thế nào về điều này?

Posco VST đã đầu tư vào thị trường Việt Nam với tổng qui mô đầu tư lên đến 184 triệu gồm mua lại một nhà máy hiện có và đầu tư mới nhà máy thứ 2. Từ năm 2009, thời điểm mua lại nhà máy đầu tiên cho đến nay, tổng khoản lỗ của Posco VST lên đến 74 triệu USD.

Ông Kang Koo Yang, Giám đốc kinh doanh nội địa  Công ty Posco VST Việt Nam
Ông Kang Koo Yang, Giám đốc kinh doanh nội địa
Công ty Posco VST Việt Nam

Với vai trò là nhà sản xuất trong nước, Posco VST cùng với Công ty Inox Hòa Bình, sản xuất sản phẩm thép không gỉ cán nguội với khả năng đáp ứng khoảng 80% nhu cầu thị trường nội địa của Việt Nam đã khởi kiện đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia có hành vi bán phá giá trong thị trường Việt Nam, gây giảm giá thị trường chung, tăng lượng hàng tồn kho trong nước, giảm năng suất của các nhà sản xuất nội địa và gây ra thiệt hại kinh doanh với qui mô lớn.

Nếu việc bán phá giá được thực hiện kéo dài sẽ khiến nhà sản xuất trong nước phải ngừng hoạt động.

Tuy nhiên các doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng thép không gỉ là đầu vào cho sản xuất lại rất phản đối chuyện Posco VST kiện chống bán phá và e ngại thị trường sẽ bị tăng giá sau khi có thuế chống bán phá giá, thưa ông?

Một số doanh nghiệp Việt Nam phản đối việc khởi kiện của Posco VST với nghi ngờ chúng tôi đã nhập hàng hóa thuộc đối tượng điều tra với số lượng lớn, rồi lại khởi kiện điều tra chống bán phá giá để kinh doanh độc quyền thị trường Việt Nam với mục đích nhằm tăng giá thành sản phẩm.

Công ty Posco VST tuy có nhập trong khoảng thời gian trước khi khởi kiện nhưng chỉ trong thời điểm nhất thời với số lượng nhỏ và chúng tôi đã dừng nhập khẩu nên theo đánh giá, Posco VST vẫn đủ điều kiện trong việc khởi kiện chống bán phá giá.

Posco VST không phải là nhà cung cấp duy nhất của thị trường Việt Nam mà có cả các nhà cung cấp khác cạnh tranh như Hòa Bình, Hoàng Vũ, Đại Phát…

Vì thế, dù có thuế chống bán phá giá đi nữa cũng không thể bán sản phẩm với giá vượt mặt bằng thế giới bởi sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu từ các quốc gia không nằm trong danh sách đối tượng điều tra.

Thực tế vẫn có những sản phẩm thép không gỉ không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định đang được nhập khẩu vào Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng về giá giữa các doanh nghiệp làm ra sản phẩm cuối cùng như bồn nước, đồ dùng bếp, sản xuất. Vì thế vẫn có nhiều doanh nghiệp ủng hộ việc triển khai kiện chống bán phá giá.

Một số nhà nhập khẩu cho rằng vì Posco VST nhập khẩu nguyên liệu cuộn cán nóng giá cao nên mới xẩy ra lỗ lớn, ông thấy thế nào?

Đó không phải là sự thật. Posco VST đã phải chứng minh với Cục Quản lý cạnh tranh các số liệu liên quan. Hiện chúng tôi có những nhà cung cấp nguyên liệu có sức cạnh tranh nhất về giá cả cũng như chất lượng. Trong số đó, công ty POSCO mẹ đã hỗ trợ tối đa về giá cả và thời gian thanh toán (vì hiện tại Posco VST gặp khó khăn trong việc cạnh tranh cùng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá). Nếu không có sự hỗ trợ trên tạo ra tính thanh khoản thì POSCO VST sẽ không thoát khỏi tình trạng phá sản.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ của công ty POSCO mẹ cũng có giới hạn nên Posco VST phải tự lập giải quyết những thiệt hại từ hàng nhập khẩu bán phá giá, thể hiện sức tồn tại của mình và tiếp tục kinh doanh trên thị trường Việt Nam.

Là nhà sản xuất, Posco VST có thể nói cụ thể hơn về giá trị gia tăng của lĩnh vực công nghiệp thép không gỉ cán nguội…

Ngành công nghiệp thép có giá trị gia tăng cao. Sản xuất cuộn cán nóng có gia trị gia tăng từ 300 đến 400 USD/tấn, với cuộn cán nguội từ 200 – 300 USD/tấn. Tuy nhiên, khi hàng hóa bán phá giá nhập khẩu thì lợi nhuận sẽ bị giảm xuống, thậm chí hình thành thị trường không theo đúng quy luật khi các doanh nghiệp có đầu tư bài bản phải kinh doanh lỗ.

Cũng chỉ khi lĩnh vực sản xuất thép không gỉ cán nguội trở nên phổ biến mới có thể thu hút được đầu tư cho lĩnh vực cán nóng. Nếu chấp nhận hàng nhập khẩu bán phá giá thì các ngành công nghiệp sẽ không thể thu hút đầu tư được.

Posco VST: Bốn năm, lỗ ngàn tỷ
Trong 4 năm hoạt động, Posco VST thua lỗ hơn 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty này liên tục kiến nghị về việc tăng, giảm thuế xuất nhập khẩu,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư