-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Nếu DNNVV không lớn lên, không đáp ứng đủ quy mô cần thiết, thì mục tiêu kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu hay tạo dựng mối liên kết trong chuỗi sản sản xuất theo cụm liên kết ngành trong nước, mà các nhà hoạch định chính sách đang kỳ vọng là hướng phát triển tới đây của khu vực doanh nghiệp này, sẽ rất khó khả thi.
Rõ ràng, nền kinh tế Việt Nam đang cần một lực lượng DNNVV muốn lớn lên, sẵn sàng lớn lên, khỏe hơn, có năng lực cạnh tranh. Lúc này, phần trách nhiệm đang nằm trong tay các nhà hoạch định chính sách, những người xây dựng và thực thi các quy định liên quan đến môi trường đầu tư - kinh doanh.
Sản xuất tại Công ty TNHH Cơ khí và tự động hóa công nghiệp Lai Xá, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: Thanh Hải\áo Hànộimới |
Nhưng riêng với khu vực DNNVV lại cần đặt thêm câu hỏi rằng, bàn tay Nhà nước tham gia vào việc lớn lên của khu vực này thế nào khi nội lực của khu vực doanh nghiệp đó đa phần là yếu.
Cũng có quan điểm cho rằng, quy mô nhỏ sẽ tạo cho các doanh nghiệp sự linh hoạt cần thiết, thậm chí, đây còn là lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam, là yếu tố giúp doanh nghiệp chuyển đổi rất nhanh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua. Có thể thấy điều này khi nhìn vào sự trồi sụt tới chóng mặt về tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực DNNVV so với các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như sự ra - vào thị trường dựa trên số doanh nghiệp đăng ký mới hay đóng cửa trong những năm vừa qua.
Trong 5 năm tới, khi nền kinh tế thực thi các cam kết trong nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, sự linh hoạt cũng có thể là lợi thế để DNNVV Việt Nam dịch chuyển nhanh theo ngành, lĩnh vực lợi thế để tận dụng các cơ hội từ thị trường.
Tuy nhiên, quy mô nhỏ và quá nhỏ cũng là yếu tố bất lợi khi doanh nghiệp muốn bắt tay được với các doanh nghiệp lớn, tham gia và trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu hoặc dịch chuyển lên các nấc cao hơn trong chuỗi này – điều kiện để tạo nên bước phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế, những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực trở thành các nhà cung cấp của các công ty đa quốc gia như Samsung, Intel, Canon… thời gian qua đã cho thấy thực trạng không thể né tránh này.
Trong bức tranh toàn cảnh, việc không muốn lớn lên của khu vực DNNVV nghĩa là sẽ khó xây dựng một lực lượng doanh nghiệp vệ tinh đủ năng lực cạnh tranh cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
Nhìn lại 5 năm qua, chính sách hỗ trợ DNNVV không làm tròn nhiệm vụ này. Thậm chí, DNNVV gần như thiếu vắng các chương trình dành riêng để đáp ứng các yêu cầu đặc thù. Khi các chính sách hỗ trợ được “dùng chung”, thì đối tượng tiếp cận được phần lớn lại là doanh nghiệp lớn. Đó là chưa kể, tư duy hỗ trợ DNNVV mới thông ở quan điểm, song tắc ở thực thi. Đơn cử, Quỹ Phát triển DNNVV đã thành lập 3 năm nay, nhưng chưa đi vào hoạt động được do không nhất quán về cách thức hỗ trợ. Tất nhiên, cũng có lý do doanh nghiệp quá nhỏ, quá yếu để tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ…
Đã đến lúc, quan điểm về hỗ trợ DNNVV phải được rõ ràng và thống nhất để có chương trình hỗ trợ đúng nhu cầu, đối tượng và xuyên suốt ở tất các các cấp, ngành. Hơn thế, cũng không thể trông đợi toàn bộ vào nguồn lực nhà nước, mà cần có sự tham gia của chính các DNNVV, đặc biệt là hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu trong xây dựng chính sách hỗ trợ DNNVV, tạo môi trường để các doanh nghiệp này vừa phát huy lợi thế về quy mô, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025