-
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD
Xuất khẩu gạo tăng nhanh nhưng chưa xuất được nhiều sang các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như EU, Mỹ, Nhật... |
Từ khi mở cửa, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do thì nông sản Việt được xuất khẩu sang thị trường thế giới ngày càng nhiều, tốc độ tăng từ 20-25% và giá trị thì cũng tăng theo từng năm.
Tuy nhiên, trả lời chất vấn của ĐBQH, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa nhận: "Nông sản Việt mới chỉ vào được ở các thị trường dễ tính, trong khi các thị trường dễ tính như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN... thì cũng dần trở nên khó tính, chưa nói tới các thị trường Hoa Kỳ và EU thì tiêu chuẩn rất cao, khiến doanh nghiệp càng khó xuất khẩu".
Lý do khiến nông sản Việt chưa dễ chinh phục các thị trường khó tính là bởi, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức sản xuất lạc hậu, nên sản lượng thấp, chất lượng không ổn định, thậm chí không đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu dùng; thiếu quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi và chưa áp dụng công nghệ theo tiêu chuẩn.
Phần lớn sản phẩm nông sản đang xuất thô là chính, chưa qua chế biến nhiều cho nên giá trị chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh.
Thêm nữa, các doanh nghiệp và sản xuất hoạt động thiếu tinh doanh nghiệp, tức là muốn xuất khẩu tiểu ngạch hơn là xuất khẩu chính ngạch, không chú ý đến khâu xây dựng thương hiệu, xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, thậm chí là không muốn giữ thị trường, chiếm được thị trường đã khó nhưng mà sẵn sàng từ bỏ thị trường.
Dẫn chứng, ông Diên nói: "Gạo của Việt Nam rất khó khăn mói vào được kệ hàng của châu Âu, nhưng vì sản lượng tiêu thụ thấp cho nên doanh nghiệp sẵn sàng không bán cho châu Âu, Hoa Kỳ mà bán cho Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước dễ tính hơn để bán được sản lượng nhiều hơn".
"Đánh đồn đã khó nhưng giữ đồn còn khó hơn, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu chúng ta không làm được việc này, thiếu tính chuyên nghiệp", Bộ trưởng thừa nhận.
Góp thêm vào sự manh mún, thiếu chuyên nghiệp của sản xuất và xuất khẩu nông sản là tình trạng thiếu sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện mục tiêu xuất khẩu chính ngạch.
Bằng chứng là Đề án xuất khẩu chính ngạch đã được Chính phủ thông qua nhưng mà chưa được thực hiện một cách triệt để.
Để xuất khẩu nông sản tiến lên chuyên nghiệp, bền vững, bài bản, Bộ Công Thương đề nghị cần phải chú trọng quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi, áp dụng công nghệ sản xuất để có sản phẩm đủ lớn và đạt tiêu chuẩn.
Theo đó, địa phương, doanh nghiệp sản xuất chú trọng xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm quốc gia thay vì sản phẩm và thương hiệu địa phương và doanh nghiệp. Chú trọng cấp mã số vùng trồng, bảo vệ, bảo hộ thương hiệu; bảo hộ chỉ dẫn địa lý và chất lượng sản phẩm.
Cần thay đổi tập quán sản xuất từ có gì bán nấy sang sản xuất hàng hóa, chuyển nhanh xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, các Bộ, ngành, các địa phương phải giúp nhiều hơn các doanh nghiệp trong việc khai thác, tận dụng các FTA.
"Bộ Công Thương sẵn sàng giúp quảng bá thương hiệu sản phẩm, kết nối cung cầu thông qua các Thương vụ của Việt Nam tại 90 nước và vùng lãnh thổ, đồng thời chúng tôi sẽ làm tốt hơn việc cảnh báo sớm và tham gia hỗ trợ phòng vệ thương mại cho hàng hoá xuất khẩu", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ Công Thương, với 16 FTA đã ký kết và thực thi với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến nay, nhiều thị trrường lớn đã ghi nhận những thay đổi tích cực từ nông sản Việt nhưng EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... vẫn là những thị trường khó tính, tiêu chuẩn rất cao với những quy định liên tục thay đổi.
Vì vậy, Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu, cần khắc phục các tồn tại liên quan đến quy tắc xuất xứ, chất lượng hàng nông sản. Việc đầu tư phát triển những mô hình nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.
-
Kích cầu mua sắm dịp cuối năm trong Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up