
-
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
-
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với Châu Âu
-
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu
-
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp
-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
![]() |
Vicem đang phải tự cắt giảm mọi chi phí sản xuất để có giá thành cạnh tranh, tăng tiêu thụ xi măng. |
Tiêu thụ gặp khó cả trong nước lẫn xuất khẩu, doanh thu sụt giảm, 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) thua lỗ gần gấp đôi cùng kỳ 2023.
Cụ thể, trong báo cáo sơ kết 6 tháng, Bộ Xây dựng cho biết, Vicem lỗ khoảng 863 tỷ đồng, con số này tăng gần gấp đôi so với mức lỗ 441 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Vicem cũng là doanh nghiệp dẫn đầu về thua lỗ trong số các doanh nghiệp thuộc Bộ này.


Ban lãnh đạo Vicem cho hay: "Kinh doanh xi măng thua lỗ là do các nguyên nhân: thị trường bất động sản trong nước chưa phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với nhu cầu; giá nguyên, nhiên liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc dừng lò, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp".
Xu hướng dịch chuyển nhu cầu từ xi măng bao sang xi măng rời cũng là lý do khiến doanh thu đi xuống, do giá trị thương hiệu của Vicem nhiều năm qua gắn với xi măng bao.
"Trong hơn 120 năm thành lập của Vicem, chưa lúc nào khó như hiện tại", đại diện Vicem nhấn mạnh.
Tổng tiêu thụ xi măng trong nước trong năm ngoái đạt chưa nổi 60 triệu tấn, giảm khoảng 9,4% so với năm 2022, đồng thời là mức giảm tiêu thụ sâu nhất trong suốt 10 năm gần đây.
6 tháng đầu năm 2024, sản xuất và tiêu thụ xi măng, clinker chưa khá hơn, chỉ tương đương năm ngoái, với tổng sản lượng sản xuất 44 triệu tấn, các nhà máy chạy 70 - 75% công suất thiết kế; tiêu thụ gần 44 triệu tấn, bằng so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp trong ngành và doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Vicem đều trong cảnh doanh thu bán hàng lao dốc, nhẹ thì giảm lãi, còn đa phần là thua lỗ, vài chục dây chuyền đã và đang phải tạm dừng sản xuất, chấp nhận xuất khẩu dưới giá thành sản xuất, tài chính cực khó khăn…
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán của Vicem cũng ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên đến 1.129 tỷ đồng, trái ngược với khoản lãi gần 642 tỷ đồng trong năm 2022.
Năm qua, doanh thu của nhà sản xuất này chỉ đạt hơn 24.006 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2022. Giá vốn giảm chậm hơn khiến lãi gộp năm ngoái lùi về 1.923 tỷ đồng, chỉ tương đương khoảng một nửa so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tối ưu một phần, chi phí tài chính tiếp tục đội lên 47%, chủ yếu là lãi vay. Công ty còn chịu thêm phần lỗ từ các đơn vị liên doanh, liên kết.
Trước vấn đề của ngành vật liệu trong đó có xi măng, ngày 15/6 vừa qua, với Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn của ngành. Thủ tướng chỉ đạo về giải pháp như làm cầu cạn xây cao tốc, nhà ở xã hội… Tuy nhiên, các giải pháp này cần thời gian và chưa thể thực hiện được ngay
Đối mặt với kinh doanh sa sút và đầu ra chưa cải thiện, giải pháp của Vicem đã và đang phải tự cắt giảm mọi chi phí để có giá thành cạnh tranh, tìm kiếm thêm các kênh tiêu thụ xi măng.
Trong sản xuất, Vicem đôn đốc các đơn vị thành viên bám sát thị trường, các đơn vị tăng phối hợp sản xuất, tiêu thụ và quản lý tồn kho, rà soát và xây dựng các kịch bản chạy lò hiệu quả, không để phát sinh clinker đổ ra bãi, sử dụng các nguyên nhiên liệu thay thế để tiết kiệm tài nguyên.
Về tiêu thụ, bám sát địa bàn tiêu thụ, có chính sách bán hành linh hoạt để tăng tiêu thụ, tìm nhà phân phối mới tại một số địa bàn tiêu thụ thấp. Đưa xi măng vào các dự án đầu tư công, gia công xi măng trong nội bộ Vicem theo Đề án tái cơ cấu với các cặp sáp nhập thương hiệu, ưu tiên mua bán clinker và gia công xi măng trong các công ty thành viên để tối ưu hoá logistics, giảm chi phí bán hàng.
Để thúc đẩy kinh doanh 6 tháng cuối năm, đại diện Vicem cho biết, trước thực tế dư thừa nguồn cung và thiếu đầu ra, Vicem kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét phê duyệt phương án điều chỉnh và bổ sung vốn Điều lệ.
Doanh nghiệp này kỳ vọng, cầu tiêu dùng xi măng sẽ được cải thiện trong quý IV, nhờ tốc độ giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn, có thêm các dự án bất động sản, giúp doanh nghiệp cải thiện tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận.
Nội dung thanh tra sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp; hạch toán doanh thu, chi phí và báo cáo kết quả kinh doanh; Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; và chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính khác đối với doanh nghiệp.

-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam -
Ngành sản xuất kỳ vọng hồi phục nhu cầu tiêu dùng nửa cuối năm 2025 -
KSB đầu tư 4.200 tỷ đồng vào Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng -
Sẵn sàng mọi mặt để xuất nhập khẩu thông suốt khi chính quyền vận hành mô hình mới -
Thực hiện phi địa giới hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh -
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới