
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
![]() |
Mở rộng cảng bằng hoạt động M&A
Viconship (mã VSC) hoàn tất mua mới 35% vốn tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ (sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ tại Hải Phòng), với giá trị khoảng 1.048,67 tỷ đồng, tương ứng mua với giá gần 75.000 đồng/cổ phiếu, chuyển sang hạch toán là khoản đầu tư vào công ty liên kết.
Dự kiến, ngày 18/1, Viconship tiếp tục chốt danh sách cổ đông để chào bán cổ phiếu tỷ lệ 1:1, tương ứng chào bán 133,3 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, huy động 1.333,96 tỷ đồng. Trong đó, 1.320 tỷ đồng huy động được sử dụng để nhận chuyển nhượng thêm tối đa 44% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ, với giá 75.000 đồng/cổ phiếu.
Nếu thương vụ trên thành công, Viconship sẽ nâng sở hữu từ 35%, lên tối đa 79% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ, đồng thời chuyển từ hạch toán đầu tư vào công ty liên kết sang công ty con, thời gian chuyển nhượng dự kiến từ quý IV/2023 đến năm 2024.
Theo chia sẻ của Viconship, việc kiểm soát cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ giúp Công ty “liền thổ” với cảng VIP, tối ưu hóa chi phí vận hành. Được biết, chi phí vận hành hệ thống cầu cảng dài hơn 800 m có thể tiết giảm 10 - 30% so với chi phí vận hành 2 cầu cảng 400 m. Ngoài ra, Viconship gần như không còn phải chuyển tàu ra các cảng khác khi phát sinh tình huống trùng lịch tàu, giảm thêm chi phí thuê ngoài (hiện chiếm 5 - 10% doanh thu).
Quan trọng nhất, việc sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ có thể giúp Viconship trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại Hải Phòng trong năm 2023, với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEU, tăng 36% so với năm 2022 và chiếm 30% thị phần khu vực này.
Cơ cấu nguồn vốn trước và sau khi thực hiện thâu tóm cảng Nam Hải Đình Vũ của Viconship có sự thay đổi lớn, bắt đầu gia tăng nợ vay khi chưa triển khai phát hành cổ phiếu kịp thời điểm bắt đầu phải chuyển tiền cho đối tác để thâu tóm cảng. Nếu đầu năm 2022, Công ty không sử dụng nợ vay, thì tới cuối năm, tổng nợ vay lên tới 908,4 tỷ đồng, bằng 20,8% tổng nguồn vốn và tại thời điểm ngày 30/9/2023 tăng thêm 664,9 tỷ đồng, lên 1.573,3 tỷ đồng và chiếm 30,4% tổng nguồn vốn.
Việc thâu tóm cảng mới để mở rộng kinh doanh đi kèm với gia tăng sử dụng nợ vay đặt ra câu hỏi: liệu Viconship có đang sử dụng nợ vay để tài trợ cho thương vụ thâu tóm trên hay không?
Với việc gia tăng nợ vay, chi phí lãi vay tăng nhanh chóng theo thời gian, trong đó năm 2021 ghi nhận 1,98 tỷ đồng, năm 2022 là 5,02 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2023 lên tới 126,39 tỷ đồng.
Cơ cấu lại nguồn vốn tài trợ hoạt động mở rộng cảng
Trong ngắn hạn, việc tích hợp cảng Nam Hải Đình Vũ vào Viconship chỉ là câu chuyện kỳ vọng hậu thâu tóm và nếu mọi thứ thuận lợi, Viconship có thể nâng thị phần lên 30% tại khu vực Hải Phòng. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam nói chung và khu Hải Phòng nói riêng đang chịu ảnh hưởng bởi sức mua toàn cầu suy giảm, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có dấu hiệu suy giảm và chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, đây là một trở ngại với Công ty ngay khi tiếp quản cảng Nam Hải Đình Vũ.
Ngoài ra, trong thương vụ này, đơn vị bán cảng có thỏa thuận rất đặc biệt, đó là chỉ bán trang thiết bị, hạ tầng của cảng, còn lại toàn bộ đội ngũ nhân lực, kỹ thuật vận hành cảng, cùng với toàn bộ khách hàng được giữ lại và chuyển sang cảng khác tại khu vực. Vì vậy, việc thu hút khách hàng mới tới cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ là bài toán mà Viconship phải làm trong thời gian tới.
Quay trở lại kế hoạch chào bán cổ phiếu đang triển khai, nếu huy động thành công, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống, giúp tình hình tài chính của Viconship lành mạnh hơn. Tại thời điểm 30/9/2023, hệ số tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên vốn chủ sở hữu của Viconship là 48,8% (đầu năm là 28,4%). Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu ngành khác như Công ty cổ phần Gemadept có hệ số là 20%; Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh là 4%; Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh là 0%; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ là 0%…
Ngoài ra, nếu Viconship huy động thêm thành công 1.333,96 tỷ đồng bổ sung vốn chủ sở hữu và các khoản mục khác trong vốn chủ sở hữu cũng như nợ vay biến động không đáng kể, tỷ lệ tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên vốn chủ sở hữu có thể giảm từ 48,8%, về 34,5%.

-
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Long Sơn PIC biến động nhân sự cấp cao trước thềm Đại hội năm 2025
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới