Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Vicostone tăng doanh thu nội địa gần 40%, EPS xấp xỉ 8.250 đồng
Thanh Thủy - 22/03/2021 16:59
 
Trước tác động của dịch bệnh, một mặt Vicostone vẫn củng cố vị trí trên thị trường thế giới, mặt khác hãng vật liệu xây dựng này cũng đang tìm cách chinh phục người dùng Việt.
.
Vicostone giữ được tăng trưởng nhờ hoạt động kinh doanh trong nước

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán vừa công bố, doanh thu hoạt động kinh doanh trong nước của CTCP Vicostone (mã VCS-HNX) đạt 1.869 tỷ đồng, tăng 39,6% so với năm trước đó và đóng góp 33% trong tổng doanh thu. Tỷ trọng từ thị trường nội địa năm vừa qua cao hơn nhiều mức 24,1% của năm 2019.

Tăng trưởng thị trường nội địa cũng là động lực chính giúp Vicostone báo lãi tăng trưởng nhẹ. Trong đó, tổng doanh thu thuần thực hiện năm 2020 tăng trưởng 1,74% so với năm 2019, lợi nhuận trước thuế 2020 tăng trưởng 0,93% so với năm 2019. Các chỉ tiêu kinh doanh đều không thay đổi so với báo cáo công ty tự lập trước đó và gần sát kế hoạch lợi nhuận thận trọng đề ra cho năm 2020.

Hoạt động xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu dù doanh thu giảm 10,26%. Dù vậy, Vicostone vươn lên vị trí top 3 nhà sản xuất đá thạch anh cao cấp trên thế giới theo đánh giá và nghiên cứu độc lập của công ty nghiên cứu thị trường danh tiếng Freedonia (Mỹ). Phía công ty cho biết đã chủ động đẩy mạnh mở rộng thị trường mới, nâng tổng số các quốc gia nhập khẩu lên gần 50.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến tình hình sản xuất kinh doanh ở hầu hết các nhóm ngành đều gặp khó khăn, trong đó bao gồm lĩnh vực xây – sửa. Vicostone hoạt động trong lĩnh vực vật liệu nội thất với phạm vi kinh doanh toàn cầu nên cũng nằm trong vòng xoáy chịu tác động của đại dịch.

Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ từ mức 34,4% lên 34,7%. Năm 2020 là năm nhà máy Phenikaa Huế hoạt động trọn vẹn một năm sau khi “về một nhà” với Vicostone hồi tháng 5/2019. Hiện toàn bộ nguyên liệu Cristobalite thay thế phần lớn quartz tự nhiên của Vicostone do nhà máy này cung cấp. Ngoài giao dịch trong nội bộ,  20% sản lượng còn lại được bán ra ngoài tập đoàn tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mặc dù mức độ tăng trưởng không được như kỳ vọng so với các năm trước, nhưng các chỉ số  ROAA, ROAE năm 2020 vẫn ở mức cao trong nhóm các doanh nghiệp niêm yết, lần lượt đạt 24,55% và 39,10%. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 8.251 đồng.
Đến cuối năm 2020, quy mô tài sản của Vicostone đã tăng lên 6.055 tỷ đồng. Trong đó, hàng tòn kho đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản (gần 2.015 tỷ đồng). Giá trị tài sản cố định sau khi trừ khấu hao xấp xỉ 1.018 tỷ đồng. Giá trị khấu hao hiện đã gần bằng một nửa nguyên giá đầu tư.

Tiền và tương đương tiền tại ngày 31/12/2020 đạt 790 tỷ đồng, tăng 68% so với thời điểm cách đây một năm. Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Vicostone lần lượt đạt 2,76 lần và 2,45 lần, hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2020 là 1,44 lần, đều cao hơn so với năm 2019. Công ty tăng khả năng thanh toán, chủ động hơn về tình hình tài chính trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp phía trước.

Dù đánh giá năm 2021 vẫn là một năm đầy khó khăn, Vicostone đặt ra kế hoạch kinh doanh trở lại mức tăng trưởng hai chữ số. Theo kế hoạch đã được hội đồng quản trị thông qua, doanh thu thuần hợp nhất kế hoạch là 6.797 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 15,1%, đạt 1.919 tỷ đồng.

Phương án kinh doanh này cùng kế hoạch chi trả cổ tức năm 2020 và các nội dung khác sẽ được trình cổ đông tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 dự kiến tổ chức vào ngày 16/04 tới đây.

Cú đỡ từ chiến lược hướng nội của Vicostone
Tuy xuất khẩu gặp khó khăn vì Covid-19, nhưng hoạt động kinh doanh trong nước của Vicostone lại tăng trưởng khá, bù đắp phần nào thiệt hại.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư