-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị Thành phố kiến nghị thật cụ thể những vướng mắc cần tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo yêu cầu về chất lượng của quy hoạch Thủ đô.
Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” làm việc với Hà Nội |
Không chỉ cản trở sự phát triển của Thủ đô
Sau khi làm việc với 6 bộ, tuần trước, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” tiếp tục làm việc với Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp chủ trì hoạt động quan trọng này.
Điều hành buổi làm việc, Trưởng đoàn giám sát, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, với đặc điểm là đô thị đặc biệt, trái tim của cả nước, diện tích rộng, dân số đông, Hà Nội gặp những khó khăn, lúng túng trong triển khai thực hiện lập quy hoạch.
“Đến ngày 7/3/2022, Hà Nội mới được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch. Như vậy, dù đã đạt kết quả bước đầu, nhưng Hà Nội là một trong 2 thành phố trực thuộc Trung ương có tiến độ lập quy hoạch chậm nhất”, Phó chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Báo cáo về nội dung này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu rõ nguyên nhân chậm tiến độ và những khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch. Theo đó, về nguyên nhân chủ quan, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là loại hình mới, quy hoạch tích hợp, có tính chất phức tạp, nội dung bao trùm, phạm vi nghiên cứu rộng, hình thức hoàn toàn mới so với trước đây, chịu sự điều chỉnh của nhiều pháp luật có liên quan. Trong khi đó, cả kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nội dung này còn rất hạn chế.
Theo ông Chu Ngọc Anh, Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan lập quy hoạch của Hà Nội), các sở, ngành và Thành phố ban đầu còn lúng túng trong triển khai, chưa định hướng rõ được tính chất, nội dung, nội hàm, phạm vi nghiên cứu. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 2/12/2019 và Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 15/9/2020 về việc bổ sung các quy định tại Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về cách thức, mức độ chi tiết tích hợp quy hoạch tỉnh, Thành phố đã chỉ đạo rà soát, định hướng khắc phục phương án triển khai thực hiện và đôn đốc tiến độ thực hiện.
Với tiến độ trên, lãnh đạo Hà Nội nêu mục tiêu phấn đấu cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch trước ngày 31/12/2022 theo tinh thần Nghị quyết số 119/NQ-CP của Chính phủ.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhận xét, đi vào từng lĩnh vực, công việc của Hà Nội còn khá bộn bề, nhiều quy hoạch chưa hoàn thành như: quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống, quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh đang tổ chức lập; quy hoạch chiếu sáng đô thị chưa lập; 14 quy hoạch xây dựng vùng huyện đang lập; quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng các chung cư cũ đang dự thảo…
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Đức Hải, điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cũng chậm, đang được soạn thảo, chưa được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, mới được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương điều chỉnh. “Với tiến độ như vậy, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô là rất lớn, càng chậm thì càng cản trở sự phát triển không chỉ cho Thủ đô, mà cho cả nền kinh tế”, Phó chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Làm rõ nguyên nhân vướng mắc
Chia sẻ với khó khăn của Hà Nội, nhiều ý kiến tại cuộc làm việc đề nghị lãnh đạo TP. Hà Nội làm rõ thêm các vướng mắc, lúng túng do quy định pháp luật, từ đó có kiến nghị cụ thể với Chính phủ, Quốc hội để vừa đẩy nhanh tiến độ, vừa bảo đảm chất lượng quy hoạch.
Đoàn giám sát cũng đặt vấn đề, báo cáo của Hà Nội cho thấy, có sự trùng lặp giữa quy hoạch chung đô thị của Thành phố lập theo Luật Quy hoạch đô thị và Quy hoạch Thủ đô lập theo Luật Quy hoạch. Ngoài ra còn chịu sự điều chỉnh của Luật Thủ đô, mâu thuẫn, chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng. Vậy nội dung nào liên quan trực tiếp đến lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch? Thành phố cần làm rõ và đề xuất giải pháp xử lý, nêu rõ có cần phải sửa hệ thống pháp luật không, nếu sửa thì sửa luật nào, sửa như thế nào?
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vương Đức Tuấn cho rằng, Hà Nội vẫn lúng túng vì hệ thống luật pháp về quy hoạch còn thiếu thống nhất, đồng bộ và có sự mâu thuẫn. Trong báo cáo, Hà Nội cũng phản ánh, quá trình triển khai còn gặp nhiều vướng mắc giữa Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và Luật Quy hoạch 2017. Quy định của các luật này còn thiếu thống nhất về nội dung trong từng thời kỳ ban hành, thiếu thống nhất liên kết giữa quy hoạch đô thị và nông thôn, chưa thống nhất và rõ ràng về tỷ lệ quy hoạch, cấp độ quy hoạch, hình thức quy hoạch, nguồn vốn lập quy hoạch, thứ tự lập các quy hoạch...
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đồng tình với nhận xét rằng, tiến độ quy hoạch của cả Hà Nội và TP.HCM chậm nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Một trong những lý do, theo Thứ trưởng, là mức độ, phạm vi, quy mô phức tạp của quy hoạch 2 thành phố này khó hơn rất nhiều các địa phương khác. Tuy nhiên, sắp tới, sẽ có nhiều hỗ trợ tích cực để 2 địa phương này đẩy nhanh tiến độ.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ, nhiều lần trao đổi trực tiếp và có văn bản hướng dẫn với Hà Nội. Nhưng vì độ phức tạp của quy hoạch Thành phố, nên có thể các hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ khác chưa chạm đến lõi của các khó khăn, vướng mắc, có những vấn đề chưa thể hướng dẫn hết trong thời gian ngắn, nên cần có quá trình nghiên cứu rất kỹ để hướng dẫn kỹ hơn”, ông Phương phát biểu.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng cho biết, qua các buổi làm việc với các bộ, các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp thu để chuẩn bị tốt hơn báo cáo cho phiên làm việc của Chính phủ với Đoàn giám sát vào cuối tháng 3/2022.
Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” đã làm việc với TP.HCM. Theo báo cáo của lãnh đạo Thành phố, công tác xây dựng hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch TP.HCM đến nay mới gần hoàn tất, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý II/2022.
Khẳng định công tác lập quy hoạch Thành phố theo quy định của Luật Quy hoạch còn chậm so với các địa phương khác, lãnh đạo UBND TP.HCM nêu nguyên nhân chủ quan là: “Việc lập quy hoạch Thành phố được xác định phải thực hiện một cách thận trọng, kỹ lưỡng, đáp ứng yêu cầu thực tế, có tính khả thi cao và phản ánh xu hướng phát triển, tầm nhìn, khát vọng vươn lên của Thành phố”.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025