-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo ngành Xây dựng đường sắt - Metro là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu để tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành và khai thác mảng đường sắt – metro của Đèo Cả và các đối tác. |
Ngày 15/1, tại trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM, Viện Nghiên cứu – Đào tạo Đèo Cả (DCI) tổ chức Lễ khai giảng chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng Đường sắt – Metro.
Đây là sự kiện mở đầu cho chiến lược phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho Tập đoàn Đèo cả và các đối tác trong thời gian tới. Chương trình do Viện Nghiên cứu – Đào tạo Đèo Cả triển khai theo “đơn đặt hàng” của Tập đoàn Đèo Cả.
Cụ thể, qua quá trình nghiên cứu nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và trường đại học, Tập đoàn Đèo Cả nhận thấy nhu cầu phát triển nhân lực ngành hạ giao thông Việt Nam hiện tại rất lớn, nhưng thực tế chương trình đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho hoạch định phát triển giao thông trong tương lai. Các lĩnh vực như hầm xuyên núi, cầu, đường bộ trong thời gian qua đã làm tốt, tuy nhiên một số ngành đặt thù như Metro, đường sắt… còn chưa tiệm cận với các nước phát triển trên thế giới.
“Xác định trách nhiệm của một doanh nghiệp là đặt lợi ích đất nước và người dân làm tối thượng, chúng tôi kết nối với các doanh nghiệp và các trường giao thông trong cả nước, đón đầu và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt – metro”, ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả khẳng định.
Thời gian qua, Tập đoàn Đèo Cả đã tổ chức nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt - metro của các nước tiên tiến như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản,… thông qua các trường như Học viện Công nghệ Singapore (IT), Trường quản trị kinh doanh Hiroshima (Nhật Bản) nhằm chọn lọc “nhập khẩu” chương trình và chuyên gia đào tạo.
Dự kiến, các module đào tạo tại Viện DCI sẽ gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn thi công, đáp ứng yêu cầu tham gia triển khai Dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam của Tập đoàn Đèo Cả cũng như định hướng lâu dài cho phát triển đường sắt - metro của đất nước trong tương lai.
Được biết, đối tượng tham gia đào tạo sẽ là các giảng viên có chuyên môn lý thuyết nhưng còn thiếu tính thực tiễn, các học viên tham gia có kinh nghiệm thực chiến nhưng chưa có tính hệ thống, đặc biệt nhà trường, doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về việc ứng dụng công nghệ mới để cùng nhau tìm kiếm các giải pháp “nâng cao năng lực tự thân” hợp tác với các trường đại học, doanh nghiệp nước ngoài để kịp lớn khi có cơ hội phát triển.
Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo ngành Xây dựng đường sắt - Metro là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu để tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành và khai thác mảng đường sắt – metro của Đèo Cả và các đối tác. Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng để cùng tập đoàn sẵn sàng tham gia các dự án về lĩnh vực này, đồng thời bắt nhịp, chuyển hướng đa dạng trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.
PGS.TS Trần Chủng – Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) đánh giá phương châm phát triển chất lượng cao thay vì chỉ tập trung vào tốc độ tăng trưởng là một tầm nhìn quan trọng trong định hướng phát triển tổng thể.
“Tập đoàn Đèo Cả đang có mối quan hệ quốc tế với sự hợp tác với nhiều đối tác là những doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nổi tiếng trên thế giới về chuyên ngành đường sắt - metro, tôi mong khóa đào tạo này cũng là một mẫu hình về sự tiếp thu, tiến tới làm chủ công nghệ lõi, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như của đất nước”, PGS.TS Trần Chủng nói.
Lớp khai giảng đầu tiên có 40 học viên là cán bộ, nhân viên Tập đoàn Đèo Cả và đối tác đã tốt nghiệp các chuyên ngành như: Xây dựng công trình giao thông, Cầu đường, Địa chất thủy văn, Kỹ thuật địa chất…tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam. Ngoài ra, học viên còn được tuyển chọn từ những sinh viên ưu tú tại các trường đại học, cao đẳng ngành giao thông để đào tạo nâng cao.
Các học viên sẽ được giới thiệu khái quát 3 đề tài được đúc rút qua kinh nghiệm thực hiện dự án của Tập đoàn Đèo Cả là: "Cơ cấu vốn đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam bằng mô hình PPP++"; "Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) cho dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam" và "Giải pháp tối ưu thi công hầm giao thông có chiều dài lớn theo công nghệ NATM với phương pháp đào cải tiến hệ Đèo Cả".
Các giảng viên, học viên khi tham gia các chương trình sẽ được Tập đoàn Đèo Cả tổ chức tham quan ở các công trình, dự án, cung cấp các kiến thức thực tế, quy tắc ứng xử tại công trình giao thông trong và ngoài nước.
Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực đường sắt - metro là một trong những nhiệm vụ chính mà Chính phủ đã ban hành trong Nghị quyết 178/NQ-CP nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông đường sắt – metro Việt Nam.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 1,5 năm (đối với học viên chuyển đổi văn bằng 2) và 3 năm (đối với học viên chính quy), học viên sẽ được ưu tiên đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh chuyên sâu các đề tài, đồng thời Viện DCI sẽ chọn lọc cử học viên ưu tú học tập và làm việc với các đối tác nước ngoài để nâng cao kỹ năng, kiến thức, tay nghề.
Với quan điểm không tạo “sân chơi” cho riêng mình, Tập đoàn Đèo Cả sẽ tài trợ cho các Ban quản lý dự án của Bộ GTVT, địa phương là các đối tác hiện tại, tiềm năng… để cùng Tập đoàn Đèo Cả tham gia vào các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, tăng cường năng lực để phối hợp tốt hơn trong quá trình triển khai các dự án.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025