Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 08 tháng 09 năm 2024,
Viện Kiểm sát: Các Công ty thiết kế phải nộp tiền khi gửi hồ sơ thẩm định, không có ngoại lệ
Việt Dũng - 06/08/2024 12:04
 
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, có đủ căn cứ xác định tất cả các Công ty thiết kế phải nộp tiền khi gửi hồ sơ thẩm định thiết kế phương tiện đến Phòng VAR để thẩm định thiết kế.

Ngày 8/6, sau khi kết thúc phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa đối với 254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm đăng kiểm và chi cục đăng kiểm tại TP.HCM và các địa phương khác, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM (Viện Kiểm sát) phân tích, đánh giá những chứng cứ và phát biểu quan điểm về vụ án…

Đối với hành vi phạm tội của các cá nhân thuộc các Công ty thiết kế hồ sơ cải tạo phương tiện cơ giới, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, kết quả điều tra, kết quả thẩm vấn đã có đủ căn cứ xác định, tất cả các Công ty thiết kế khi gửi hồ sơ thẩm định thiết kế phương tiện đến Phòng VAR (Phòng Kiểm định xe cơ giới) để thẩm định thiết kế cải tạo phương tiện cơ giới thì buộc phải nộp tiền cho các Đăng kiểm viên. Số lượng hồ sơ được thẩm định đạt theo mức từ 2 - 3 triệu đồng/hồ sơ (tùy từng Công ty). 

"Kết quả điều tra cũng xác định, các Đăng kiểm viên phòng VAR lập ra các CAR  cũng phải chung chi tiền theo đúng quy định, không có ngoại lệ", đại diện Viện Kiểm sát nói.

dfsdfdss
Bị cáo Trần Lập Nghĩa tại toà. (Ảnh: Lê Toàn)


Phân tích về vai trò và trách nhiệm cụ thể của các bị cáo thuộc nhóm này, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, bị cáo Lã Thu Chiền, là Giám đốc 2 Công ty An Bình và VCAR do Hoàng Xuân Thảo, Vũ Hồng Quang và Trịnh Bình Dương cùng tham gia góp vốn thành lập. 

Chiền đã đưa tiền cho các Đăng kiểm viên Phòng VAR để thẩm định đạt hồ sơ thiết kế cải tạo của 4.242 hồ sơ Công ty An Bình và 277 hồ sơ Công ty VCAR với tổng số tiền là hơn 11,1 tỷ đồng. 

Bị cáo Mai Văn Quân là Phó tổng Giám đốc Công ty Tiên Phong, đã trực tiếp đưa hối lộ tổng số tiền 11,3 tỷ đồng cho các Đăng kiểm viên Phòng VAR để thẩm định đạt 5.580 hồ sơ thiết kế của Công ty. Mai Văn Quân đã tự nguyện nộp 35 triệu tiền hưởng lợi.

Tương tự, bị cáo Huỳnh Văn Thiết là Giám đốc, đại diện của Công ty Tín Phát, đã đưa tổng cộng số tiền là 579 triệu đồng cho các Đăng kiểm viên Phòng VAR.

Trong đó, bị cáo Hà Mạnh Quân là người được Huỳnh Văn Thiết thuê thực hiện việc nhận, nộp hồ sơ thiết kế và đưa tiền hối lộ cho các Đăng kiểm viên Phòng VAR tổng số tiền là 423 triệu đồng.

Đối với Công ty Phát Đạt, Nguyễn Ngọc Hưng là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty, đã đưa số tiền 185 triệu đồng để hối lộ cho các Đăng kiểm viên Phòng VAR. Bị cáo đã tự nguyện đóng số tiền 30 triệu đồng, không yêu cầu trả lại. 

Bị cáo Nguyễn Công Tùng là người được Nguyễn Ngọc Hưng thuê thực hiện việc nhận, nộp hồ sơ thiết kế và đưa tiền hối lộ cho các Đăng kiểm viên thẩm định hồ sơ với tổng số tiền là 145 triệu đồng để thẩm định đạt 67 hồ sơ thiết kế của Công ty Phát Đạt. 

Đại diện Viện Kiểm sát cho biết, bị cáo Tùng được Hưng thuê với số tiền công là 500.000 đồng/1 hồ sơ. Bị cáo Tùng hưởng lợi 33,5 triệu đồng và đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi.

Bị cáo Lại Thái Phong, Phó chánh văn phòng Cục đăng kiểm Việt Nam, phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Môi giới hối lộ” với số tiền là 2,3 tỷ đồng và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Đưa hối lộ” với số tiền là gần 12,5 tỷ đồng mà Công ty Đức Thịnh và Công ty An Phát đưa cho các đăng kiểm viên Phòng VAR thẩm định hồ sơ thiết kế của 2 Công ty do Phong cùng Lê Đức Thiện cùng thành lập.

“Phong đã nhận lại số tiền 99.000 USD từ Nguyễn Văn Chung và giao nộp cho Cơ quan cảnh sát điều tra”, đại diện Viện Kiểm sát nói.

Về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Đặng Việt Hà, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, thông qua Lại Thái Phong, bị cáo Nguyễn Văn Chung đã nhận của Đặng Việt Hà số tiền 2,3 tỷ đồng (tương đương 100.000 USD) để tìm hiểu thông tin liên quan đến sai phạm của Đặng Việt Hà và lo lót cho Hà nhưng không thực hiện mà chiếm đoạt số tiền trên. 

Do đó, bị cáo Nguyễn Văn Chung phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Đặng Việt Hà với số tiền là 2,3 tỷ đồng đồng.

Tương tự, đối với hành vi phạm tội của nhóm các bị cáo tại các Trung tâm đăng kiểm do Trần Lập Nghĩa làm chủ. Qua kết quả điều tra, đặc biệt là kết quả thẩm vấn trực tiếp tại tòa, Viện Kiểm sát nhận thấy tất cả các bị cáo đều khai báo thành khẩn, thừa nhận toàn bộ diễn biến hành vi, số liệu mà Cáo trạng đã truy tố. Vì vậy, Viện Kiểm sát đủ căn cứ xác định trách nhiệm của các bị cáo như nội dung của cáo trạng.

Theo Viện Kiểm sát, ở nhóm các Trung tâm này, bị cáo Trần Lập Nghĩa là chủ đầu tư duy nhất của các Trung tâm Đăng kiểm 62-03D tại tỉnh Long An, 71-02D tại tỉnh Bến Tre, 83-02D tại tỉnh Sóc Trăng (ngoài ra còn Trung tâm 84-02D tại tỉnh Trà Vinh và 66-02D tại tỉnh Đồng Tháp). 

Nghĩa là người chỉ đạo, điều hành toàn bộ Ban Giám đốc, Đăng kiểm viên và nhân viên tại các Trung tâm; Là người hưởng lợi toàn bộ lợi nhuận từ các Trung tâm và thụ hưởng toàn bộ số tiền do phạm tội mà có. Các bị cáo còn lại chỉ là người làm công ăn lương, thực hiện công việc theo chỉ đạo, không được hưởng lợi ích gì từ các hành vi phạm tội của mình.

Vụ án tại Cục Đăng kiểm: Xét xử vắng mặt cựu trưởng phòng tàu sông
Ngày 1/8, tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm, HĐXX tiếp tục tiến hành xét hỏi các bị cáo phòng tàu sông thuộc Cục Đăng kiểm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư