-
Dự án Khu đô thị mới phía Bắc Duy Tân (TP. Kon Tum): “Mắc cạn” sau khi chấm dứt hợp đồng -
Móc ngoặc khai thác trái phép gần 5,5 triệu tấn than -
Công an Đà Nẵng khám xét khẩn cấp trụ sở Công ty GFDI -
Khởi tố vụ án gây thất thoát, lãng phí tại Công ty Hưng Thịnh -
Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cảnh báo hành vi giả mạo, đánh cắp thông tin -
Công an tỉnh Hà Nam bắt 3 đối tượng buôn lậu gần 6,5 kg vàng
Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội (Ảnh: Nguyễn Dũng) |
Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội chia sẻ xoay quanh câu chuyện phát ngôn của đại biểu tại nghị trường.
Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng các đơn vị bị đại biểu chỉ ra tiêu cực đã có những phản ứng khá gay gắt. Theo ông những trường hợp thế có thường xuyên xuất hiện tại các kỳ họp Quốc hội?
Trong 2 nhiệm kỳ qua cũng có những ý kiến không phù hợp lắm nhưng cũng không ai đưa ra để kiểm điểm cả. Ở nhiệm kỳ trước, liên quan đến phát biểu của đại biểu Lê Văn Cuông, đoàn Thanh Hóa về một doanh nghiệp ở Hà Giang, tại phiên họp rút kinh nghiệm kỳ họp sau đó cũng có người nêu ra, đề nghị xem xét và rút kinh nghiệm. Nhưng sau đó nhiều ý kiến cho rằng, điều ông Cuông nêu ra được phản ánh theo dư luận cử tri. Rồi cuối cùng thì người ta thấy ông ấy đã nói đúng.
Những chuyện như thế thường là chuyện ở địa phương, đại biểu của tỉnh này nhưng lại phát biểu về vấn đề của tỉnh khác. Nói chung trong Quốc hội chúng ta đều muốn nghe thông tin đa chiều. Người ta muốn nêu cho được cái mặt mạnh hay tích cực của ngành mình, nhưng cũng phải có ý kiến nêu ra những tồn tại, bất cập chứ. Có thể người này khen, cũng có người kia chê là chuyện bình thường.
Các đại biểu khi lý giải về những vấn đề nêu ra thường đưa ra quan điểm là phát biểu trên cơ sở phản ánh ý kiến của cử tri. Phải chăng thật khó để phân biệt đại biểu nói tiếng nói của cử tri hay đó chỉ là quan điểm cá nhân?
Cái đó đúng là khó, nhưng người ta cũng có thể biết được. Khi đại biểu nêu ra một vấn đề gì thì họ phải có bằng chứng, nguồn gốc xuất xứ câu chuyện, nên người ta sẽ biết. Nhưng nói chung đối với Quốc hội, theo tôi không nên lợi dụng địa vị của mình để phát ngôn những điều không mang lại lợi ích chung cho cử tri, nhân dân hay nhà nước, để nó gây mâu thuẫn giữa cá nhân này kia, bộ phận này bộ phận kia…
Theo ông phát biểu của đại biểu Đỗ Văn Đương về việc “luật sư Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền” có xúc phạm giới luật sư đến mức người ta phải làm cả một cái văn bản đề nghị xem xét tư cách và trách nhiệm đại biểu không?
Thực ra khi phát biểu cũng có một số đại biểu nói như đùa. Nhưng nếu đã phát biểu tại tổ, hay hội trường thì cũng phải cân nhắc, thận trọng, chứ không phải suồng sã, hay xúc phạm người khác. Đại biểu có quyền như thế nhưng nếu phát biểu xúc phạm người ta thì họ cũng có quyền lên tiếng.
Tôi ví dụ một lần tôi phát biểu tại đoàn Hà Nội, khi thảo luận về luật thi đua khen thưởng. Lúc đó tôi có nói sửa làm sao cho thực chất, chặt chẽ, tránh năm nay khen phong anh hùng nhưng năm sau đã bị kỷ luật, truy tố.
Sau đó Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã chỉ đạo một thứ trưởng Bộ Nội vụ đến tận nơi, hỏi tôi xem phát biểu có căn cứ không. Lúc đó tôi đã kê ra hết với khoảng chục trường hợp, trong đó có trường hợp của nguyên Bí thư tỉnh tủy Thừa Thiên Huế.
Kể cả có được quyền miễn trừ, nhưng nếu phát biểu không đúng, xúc phạm đến ai đó, người ta vẫn có quyền (phản ứng - PV). Bản thân đại biểu cũng phải xem lại, nếu thấy phát biểu của mình đúng thì mình khẳng định, còn nếu thấy sai thì phải xin lỗi người ta.
Vậy quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm đại biểu khi phát ngôn được quy định ở đâu thưa ông?
Ở các nước điều đó được quy định trong Hiến pháp. Chúng ta lúc sửa Hiến pháp cũng tính đến chuyện này, dự thảo đầu tiên đưa vào nhưng sau đó lại thôi. Quyền này giờ chỉ có trong Quy chế hoạt động của Quốc hội.
Nhưng quyền không chịu trách nhiệm về phát biểu của đại biểu chỉ ở tại phiên họp, chứ không phải ở ngoài đường, hay bên ngoài hành lang thế này có lẽ cũng không được coi là ở trong phiên họp. Các phát biểu bên ngoài thì đại biểu vẫn phải chịu trách nhiệm như người bình thường.
Cụ thể trong trường hợp này, Liên đoàn Luật sư gửi văn bản, nhưng đại biểu Đương trước sau vẫn giữ vững và bảo vệ quan điểm với phát ngôn của mình trước đó thì sẽ xử lý thế nào?
Nếu đại biểu khẳng định điều mình nói như thế là đúng và không thay đổi quan điểm thì Ban công tác đại biểu – đơn vị giúp việc cho Quốc hội, cho Đảng đoàn lãnh đạo Quốc hội về quản lý đại biểu sẽ xem xét, trả lời văn bản của Liên đoàn luật sư.
Xin cảm ơn ông!
Giới luật sư phản ứng dữ dội với câu nói của đại biểu Đỗ Văn Đương “Cá nhân tôi vẫn mong muốn ông ấy nên đính chính lại lời phát biểu mang tính thóa mạ hơn là ý kiến xây dựng về hoạt động nghề nghiệp của giới luật sư”. |
Đại biểu Quốc hội chuyên trách không nên là người có chức vụ () Chiều nay (22/10), góp ý với dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương góp ý: Đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất phải là chuyên viên cao cấp nhưng không nên là người có chức vụ |
Tham nhũng mấy năm nay "ổn định" () Sáng nay (21/10), thảo luận tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và các báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Đại biểu Đỗ Văn Đương – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh bức xúc vì tình hình tham nhũng, lãng phí nhiều năm nay không thuyên giảm. |
Nguyễn Dũng (Infonet)
-
Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cảnh báo hành vi giả mạo, đánh cắp thông tin -
Công an tỉnh Hà Nam bắt 3 đối tượng buôn lậu gần 6,5 kg vàng -
Cần “sao kê” chứng minh công ty có 400 tỷ, giám đốc bị lừa 1,2 tỷ đồng -
Một doanh nghiệp khai thác vàng ở Quảng Nam bị phong tỏa tài khoản -
HĐND Đà Nẵng đề nghị giải quyết, báo cáo vụ việc liên quan đến Công ty VN Đà Thành -
Hà Tĩnh thanh tra dự án Khu du lịch sinh thái Xuân Hội -
Đà Nẵng: Công ty GFDI tạm ngừng giao dịch, hàng trăm khách hàng lo “sốt vó”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/11 -
2 Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Chính phủ gửi Quốc hội tờ trình mới -
3 Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một năm -
4 Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối năm -
5 Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xe
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng