-
Hé lộ chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines tham gia thử thách của liên minh SkyTeam -
Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao -
SuperPort Việt Nam tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 -
Nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi: “Trắng” xử lý nước thải -
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi
Giữa lúc tình hình dịch bệnh Covid-19 lên giai đoạn căng thẳng nhất, các doanh nghiệp đưa ra cam kết luôn đồng hành hỗ trợ, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu ngành.
Thêm hàng trăm tỷ đồng chung tay chống dịch
Đã 1 tuần trôi qua kể từ khi Thủ tướng chính phủ phát động chương trình “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19”, kêu gọi mỗi người dân và doanh nghệp, tùy theo khả năng của mình, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Con số 30 doanh nghiệp đăng ký ủng hộ với số tiền hơn 235 tỷ đồng vào ngày đầu tiên, cho đến nay vẫn chưa dừng lại.
Sự chung tay của toàn xã hội góp phần đáng kể đẩy lùi dịch Covid-19. Nguồn ảnh: Internet |
Chẳng hạn Toyota Việt Nam mới đây đã ủng hộ 10 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch, gửi đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hay mới đây, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thông báo tiếp nhận hơn 7,2 tỷ đồng từ Coca-Cola Việt Nam. Được biết, đơn vị này tạm dừng các hoạt động quảng cáo tại thị trường Việt Nam trong ít nhất là một tháng tới, để tập trung nguồn lực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bắt đầu tham gia nhiều hơn vào hành trình chống dịch Covid-19, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước cũng không đứng ngoài cuộc.
Tập đoàn bất động sản Hưng Thịnh mới đây cam kết tài trợ bổ sung 20 tỷ đồng cho đội ngũ y, bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch. Trước đó, Hưng Thịnh đã góp 5 tỷ đồng tại lễ phát động vào ngày 17/3 của Thủ tướng.
Tập đoàn Vingroup ngoài hỗ trợ 140.000 khẩu trang phục vụ công tác phòng chống dịch cho người dân tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc, còn góp khoảng 5 tỷ đồng tiền mặt cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19, và tài trợ 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh dịch Covid-19 với tổng giá trị 20 tỷ đồng.
Các khoản hỗ trợ ngày nay trải rộng ra nhiều điểm đến, hỗ trợ nhiều tổ chức xã hội khác nhau, như các đơn vị của Bộ Y tế, Mặt trận Tổ Quốc hay Hội Chữ thập đỏ. Đồng thời, sự hỗ trợ cũng trở nên đa dạng hơn, từ tài trợ tiền mặt cho quỹ hoạt động chống dịch, khẩu trang, vật tư y tế, bộ kit xét nghiệm nhanh cho đến những khoản hỗ trợ trực tiếp đến các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.
Coca-Cola Việt Nam quyên góp 7,2 tỷ đồng để phòng, chống dịch COVID-19. Nguồn ảnh: Internet |
Vai trò đầu ngành
Theo một chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh gần 800.000 doanh nghiệp đang “căng kéo” hết sức khi diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, việc các doanh nghiệp ủng hộ ngày càng nhiều hơn trong nỗ lực phòng chống dịch là một điều đáng trân trọng và cần được lan tỏa. Bởi thực tế ngay cả với những tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn hay ngân hàng thương mại có nguồn lực tài chính mạnh vẫn đang chịu ảnh hưởng từ Covid-19.
Nói riêng về các doanh nghiệp đầu ngành, trên mặt trận kinh tế, các doanh nghiệp này không chỉ đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế vững mạnh hơn, giúp hoàn thiện thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật và cải cách nền kinh tế.
Trong bối cảnh hiện nay, sự chung tay của doanh nghiệp và toàn xã hội sẽ góp phần lan tỏa tinh thần lạc quan, giữ vững niềm tin góp phần chiến thắng đại dịch. Đặc biệt, với các doanh nghiệp FDI, việc thực hiện đầy đủ các trách nhiệm cộng đồng cũng là nghĩa cử đáng ghi nhận. Cũng cần biết thêm rằng, yếu tố cộng đồng mà doanh nghiệp thực hiện thường độc lập với các vấn đề kinh doanh mà doanh nghiệp đối thoại với chính phủ, bởi dẫu sao, việc đối thoại và đóng góp sẽ góp phần xây dựng môi trường đầu tư bền vững trong tương lai.
Bên cạnh những doanh nghiệp lớn, bản thân các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể ủng hộ cuộc chiến chống dịch bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy theo sức của mình. Thậm chí việc duy trì hoạt động kinh doanh, không để người lao động mất việc cũng là một nỗ lực đóng góp lớn trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Vì vậy, sự đóng góp của những công ty nhỏ hay tập đoàn lớn trên mặt trận “chống dịch” đều quý giá và đáng trân trọng. Đặc biệt, đây là thời điểm mà các doanh nghiệp đầu ngành càng cần thể hiện vai trò của mình, không chỉ trong hoạt động kinh tế mà còn là những hoạt động phòng chống dịch, đòi hỏi sự góp sức của cả dân tộc, chứ không chỉ đơn thuần là chính phủ hay các bộ ngành và tổ chức xã hội.
-
Xây dựng thị trường tín chỉ carbon để thúc đẩy sản xuất lúa phát thải thấp -
Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone 16/9: Những hành động đơn giản để bảo vệ tầng ozone -
SuperPort Việt Nam tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 -
Nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi: “Trắng” xử lý nước thải -
“Thúc” doanh nghiệp sớm tham gia thị trường carbon -
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi