
-
Lô sầu riêng đông lạnh Việt Nam đầu tiên lên đường sang Trung Quốc
-
Xuất nhập khẩu tính đến ngày 15/3 đạt 163 tỷ USD
-
Bảo đảm nguyên tắc kép trong điều hành xuất khẩu gạo
-
Hơn 70 gian hàng tham gia Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2025 tại Hải Phòng
-
Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít -
Dư địa tăng trưởng lớn cho ngành sản xuất bao bì
Trong năm 2024, nhiều chuyên gia từng dự đoán quả dừa sẽ sớm ghi danh vào nhóm nông sản tỷ USD, sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký kết nghị định thư xuất khẩu. Đến hôm nay, dự đoán này đã trở thành sự thật.
Theo số liệu cập nhật từ Tổng cục hải quan, tính đến cuối năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam đạt 390 triệu USD, tăng 61% so với cùng kỳ, chiếm 5,47% tổng giá trị xuất khẩu rau quả. Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2023. Đây là lần đầu sau 14 năm, trái dừa đem lại kim ngạch tỷ USD cho Việt Nam.
Hiện tại dừa là loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao thứ 3, sau sầu riêng và thanh long.
Kết quả này có được chỉ một thời gian ngắn sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký kết nghị định thư vào tháng 8/2024, cho phép trái dừa Việt Nam nhập khẩu chính ngạch vào thị trường tỷ dân.
Về mặt thị trường, Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của trái dừa tươi Việt Nam, chiếm khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Việt Nam là nhà cung cấp dừa lớn thứ 3 cho Trung Quốc trong năm 2024, chiếm hơn 20% thị phần.
![]() |
Dừa là trái cây tiếp theo đem về kim ngạch xuất khẩu tỷ USD, bên cạnh nhóm nông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, sầu riêng... |
Được biết, cây dừa là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, theo Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 (gồm các cây: cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa).
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dừa lớn trên thế giới, với tổng diện tích trồng gần 175.000 ha (xếp thứ 5 thế giới). Dừa cũng là loại cây mang lại thu nhập cho khoảng 389.530 hộ nông dân Việt Nam.
Cả nước có khoảng 800 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa và liên quan đến dừa, trong đó có khoảng 90 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu.
Dù mang lại nguồn thu lớn nhưng nhiều chuyên gia lo ngại rằng xuất khẩu dừa tăng trưởng sẽ đặt ra bài toán thiếu nguyên liệu với ngành chế biến dừa trong nước. Ngoài ra, , ngành dừa cũng đối mặt với các bài toán tương tự của một số loại nông sản xuất khẩu khác, như đảm bảo yêu cầu về chất lượng khi các thị trường nhập khẩu ngày càng siết chặt quy định; hay vấn đề đẩy mạnh chế biến sâu thay vì chỉ tập trung xuất thô.

-
Xuất khẩu sang Trung Quốc sớm chinh phục mốc 70 tỷ USD -
Bảo đảm nguyên tắc kép trong điều hành xuất khẩu gạo -
Tăng nhiệt thị trường trang sức dành cho nam giới -
Hơn 70 gian hàng tham gia Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2025 tại Hải Phòng -
Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít -
Dư địa tăng trưởng lớn cho ngành sản xuất bao bì -
Doanh nghiệp Việt xuất gần 1 tỷ USD hàng hóa sang Canada
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Doanh nghiệp du lịch phải hành động nhanh để khai phá thị trường xanh
-
3 TP.HCM sẽ chọn nhà thầu tuyến metro số 2 theo mô hình chìa khóa trao tay
-
4 Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch
-
5 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy
-
GRAND VN chính thức phân phối dự án Kepler Tower HH-02
-
Vedan Việt Nam 19 năm được bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao"
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 1)
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Hai tổ chức tài chính thuộc Chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
-
Công bố Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 - ngành bán lẻ