
-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
-
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít
-
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới
-
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025
-
Central Retail Việt Nam tổ chức kết nối cung cầu cho 37 doanh nghiệp TP. Huế -
Singapore mở cửa thị trường với sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam
![]() |
Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,4 triệu tấn gạo sau chưa đầy 11 tháng, vượt mức thực hiện của cả năm ngoái. |
Xuất khẩu gạo tính đến nửa đầu tháng 11/2023 đã vượt cả năm 2022 về lượng lẫn trị giá, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Chỉ trong nửa đầu tháng 11/2023, cả nước đã xuất khẩu 332.214 tấn gạo, trị giá đạt 219 triệu USD.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, cả nước xuất khẩu 7,37 triệu tấn gạo,mang về mức ngoại tệ 4,15 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu 10,5 tháng của năm 2023 đã vượt xa mức thực hiện của năm ngoái.
Năm 2022, ngành lúa gạo đã xuất khẩu thành công 7,1 triệu tấn, trị giá đạt 3,45 tỷ USD.
Gạo Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, lớn nhất là 2 thị trường Asean và Trung Quốc. Trong đó, tại Asean, gạo được xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines, Indonesia, Singapore.
Số liệu cập nhật 10 tháng, xuất sang ASEAN đạt 4,2 triệu tấn, tăng 25,7%; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 900.000 tấn, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng lượng gạo xuất sang Asean và Trung Quốc đạt gần 5,1 triệu tấn, chiếm 72% lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong 10 tháng.
Với doanh thu hơn 4,15 tỷ USD sau chưa đầy 11 tháng, đánh dấu kỷ lục về thu ngoại tệ của ngành lúa gạo. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đi các thị trường đúng định hướng, gia tăng giá trị cho hạt gạo với các chủng loại như: gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng cao cấp,…
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, khu vực châu Á nói chung sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới trong bối cảnh tình trạng căng thẳng nguồn cung gạo vẫn chưa có dấu hiệu được cải thiện.
Mới nhất, Ấn Độ dự kiến sẽ duy trì hạn chế xuất khẩu gạo trong năm tới. Động thái này có thể khiến giá gạo tiếp tục neo ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, do Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Thiếu hụt nguồn cung từ Ấn Độ có thể tác động lớn tới thị trường gạo trong những tháng cuối năm nay và đầu năm sau, theo đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động do nhu cầu nhập khẩu tăng từ nhiều thị trường lớn.
Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu từ cuối tháng 7/2023, giá gạo đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 15 năm, tính tới tháng 8 vừa qua. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, vào tháng 10, giá gạo vẫn cao hơn 24% so với một năm trước.
Năm 2024 được dự báo vẫn còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu gạo của Việt Nam khi nguồn cung thiếu hụt và các nước tăng cường nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trước những biến động khó lường của thị trường gạo toàn cầu.
-
Việc phải chịu thuế cao từ Mỹ buộc Việt Nam đẩy nhanh chiến lược đa dạng thị trường -
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025 -
Hết năm 2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 6.067 tỷ đồng -
Central Retail Việt Nam tổ chức kết nối cung cầu cho 37 doanh nghiệp TP. Huế -
Singapore mở cửa thị trường với sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam -
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025 -
Dư thừa nguồn cung quá lớn, xi măng chưa thấy cơ hội thoát khó
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn