-
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Bác sĩ điều trị bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sáng 24/4. Ảnh: Bác sĩ Phúc cung cấp |
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đầu dịch đến nay, Khoa tiếp nhận 5 bệnh nhân Covid-19 nặng cần can thiệp thở máy. Các bệnh nhân chuyển đến trong tình trạng suy hô hấp, phải đặt ống thở máy, hỗ trợ với mức độ oxy cao. Các bác sĩ của Khoa cấp cứu tiến hành điều trị hồi sức, kết hợp sử dụng các thuốc kháng virus.
Trong điều trị, tùy từng tình trạng suy hô hấp khác nhau sẽ tiến hành các phương pháp khác nhau. Những bệnh nhân nhẹ thì không phải can thiệp gì, điều trị theo triệu chứng, nâng cao thể trạng. Bệnh tiến triển nặng, xuất hiện tình trạng suy hô hấp sẽ sử dụng liệu pháp oxy: oxy kính mũi, oxy mask... Nếu bệnh nhân không đáp ứng được sẽ sử dụng oxy lưu lượng cao, thở máy không xâm nhập. Khi không đáp ứng được nữa, lúc này, bệnh nhân chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống nội khí quản, kết hợp thở máy.
Sử dụng ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo) là phương pháp cuối cùng.
"Có những bệnh nhân phải đặt ống thở, đặt nội khí quản từ khoa Cấp cứu. Cũng có những bệnh nhân đến Khoa Hồi sức tích cực thì đặt luôn", bác sĩ cho biết.
Phương pháp đặt ống nội khí quản là một trong những thủ thuật nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đó là thủ thuật tạo ra các bụi khí dung, bác sĩ phải tiếp xúc trực tiếp với các bụi khí này khi tiến hành thủ thuật nên rất dễ lây nhiễm.
Phương pháp đặt ECMO mức độ phơi nhiễm thấp hơn đặt nội khí quản. Tuy nhiên đây là phương pháp kỹ thuật cao, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, được đào tạo để có thể tiến hành và theo dõi bệnh nhân trong quá trình chạy. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, các nhân viên y tế còn phải tiến hành những thủ thuật như hút đờm, lấy bệnh phẩm đường hô hấp dưới... Đó cũng là những thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm cao.
Điều trị cho bệnh nhân nguy kịch, ngoài thuốc kháng virus, các bác sĩ sẽ phải kết hợp với điều trị hồi sức và sử dụng các loại thuốc khác nhau đảm bảo được các hoạt động của các chức năng cơ thể. Thông thường bệnh nhân nặng thường bội nhiễm các căn nguyên vi khuẩn khác, vì thế sẽ được bổ sung thêm các thuốc kháng sinh khác nhau tùy thuộc vào từng căn nguyên.
Về lựa chọn thuốc kháng virus, theo bác sĩ Phúc, đây cũng là một vấn đề hết sức phức tạp. Hiện tại ở Việt Nam và trên thế giới, các phác đồ thuốc kháng virus chưa thực sự có sự thống nhất để lựa chọn thuốc kháng virus cho bệnh nhân nặng. Vì vậy các bác sĩ đã phải tham khảo nhiều nghiên cứu, đặc biệt là của các đồng nghiệp tại Trung Quốc - nơi bùng phát dịch đầu tiên của thế giới, cũng như nghiên cứu của các quốc gia khác được đăng trên những tạp chí y học uy tín của thế giới.
Ví dụ, phác đồ ban đầu sử dụng thuốc kháng virus là một thuốc được dùng cho bệnh nhân HIV, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Đây là sự lựa chọn dựa trên phác đồ của Trung Quốc và theo đề tài nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19 của Việt Nam.
Bất cứ thuốc nào ngoài những tác dụng điều trị đều gây ra tác dụng phụ. Ví dụ thuốc HIV gây buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, mệt mỏi... Các bác sĩ đầu tiên phải biết các tác dụng phụ đó để theo dõi tầm soát trên từng bệnh nhân trong quá trình bệnh nhân dùng thuốc. Nếu bệnh nhân gặp tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng thì phải dừng ngay.
Bệnh nhân Khoa Hồi sức tích cực đa phần cao tuổi, có những bệnh lý nền khác nhau nên phải được tầm soát tất cả các cơ quan, và sử dụng các thuốc điều trị cho bệnh nền. Cùng với đó, hội đồng chuyên môn phải hội chẩn rất chi tiết từng bệnh nhân mới đưa ra một phác đồ thích hợp.
"Bệnh nhân 20", là một trường hợp rất nặng. Khi vào khoa, các bác sĩ nhận định tình trạng viêm phổi trên nền bệnh nhân lớn tuổi, sức khỏe suy kiệt. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đáp ứng rất chậm, những tổn thương phổi ngày một nặng lên, biện pháp hỗ trợ thở máy đã tối ưu nhưng bệnh nhân vẫn trở nặng. Vì thế trong đêm, bệnh nhân phải được can thiệp ECMO.
Bệnh nhân Dixong John Garth, 74 tuổi, người Anh, bệnh lý nền ung thư máu. Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phải trao đổi với bác sĩ gia đình của bệnh nhân bên Anh để tìm hiểu bệnh ung thư đang kiểm soát ở mức nào, có cần dùng thuốc duy trì nữa không...
"Ngoài thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19, chúng tôi kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh lý nền, thuốc điều trị hỗ trợ, thuốc chống đông máu... Phải lựa chọn thuốc thích hợp để điều trị mà vừa tránh tối đa tác dụng phụ, cũng như các tương tác thuốc gây hại", bác sĩ Phúc nói. "Một trong những tổn thương của bệnh nhân Covid-19 là rối loạn đông máu, gây tắc các vi mạch và tổn thương đa cơ quan, nên gần như tất cả cơ quan tim, phổi, thận, gan, não bộ... đều bị tác động, việc tầm soát hồi sức cũng phức tạp".
Bác sĩ cho biết khó khăn nhất khi điều trị bệnh nhân nặng là hiện tại trên thế giới chưa thực sự có một phác đồ cụ thể. Những bệnh nhân nặng nếu không được lựa chọn phác đồ thích hợp có thể tiến triển xấu đi, dẫn đến tử vong.
Ngoài điều trị, các bác sĩ phải tập phục hồi chức năng cho người bệnh. Quá trình chăm sóc người bệnh cũng là một khó khăn. Bệnh nhân nằm giường lâu, các bác sĩ, điều dưỡng phải thường xuyên phải tắm rửa, lật trở bệnh nhân, nếu không sẽ bị loét những chỗ tì đè, gây nhiễm trùng.
Khoa Hồi sức tích cực đang điều trị cho hai bệnh nhân nặng.
-
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024