Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Việt Nam-EU đạt thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA)
Hải Yến - 18/11/2016 15:05
 
Thỏa thuận đạt được giữa EU và Việt Nam là một dấu mốc mới trong việc chống lại nạn khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ được sản xuất một cách hợp pháp.

Sáng nay, 18/11/2016, Cao ủy EU phụ trách Môi trường, các vấn đề hàng hải và thủy sản Vella và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nguyễn Xuân Cường đã tuyên bố thỏa thuận đạt được trên nguyên tắc về việc kết thúc đàm phán giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đối với Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (FLEGT) giúp đảm bảo rằng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp.

Việt Nam-EU đã chính thức công bố thỏa thuận, đảm bảo đảm bảo rằng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp.
Việt Nam-EU đã chính thức công bố thỏa thuận, đảm bảo  rằng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp.

Thỏa thuận này là một mốc quan trọng mới trong hợp tác giữa hai bên trong nỗ lực chống lại nạn khai thác gỗ phi pháp, cải thiện năng lực quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ được sản xuất một cách hợp pháp.

Sau gần 6 năm đàm phán, nội dung chính của Hiệp định đã được thống nhất và hiện chỉ còn một số phụ lục có nội dung kỹ thuật đang chờ các nhà đàm phán hoàn tất trong một vài tháng tới.

Khi tất cả nội dung được hoàn thành, hai phía sẽ tiến hành các thủ tục nội bộ của mỗi bên tiến tới việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định.

Để thực thi Hiệp định, Việt Nam sẽ phát triển Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) và các biện pháp khác được nêu trong Hiệp định, bao gồm cả quy định luật pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu, tăng cường các cơ chế hiệu quả nhằm phát hiện những vi phạm, đồng thời bảo đảm việc thực thi pháp luật và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực thi Hiệp định.

Khi được thực thi đầy đủ, Hiệp định được kỳ vọng sẽ sẽ tăng cường sự tin cậy vào tính hợp pháp của thương mại gỗ song phương, qua đó sẽ mang lại những lợi ích về xã hội và môi trường lớn hơn.

Các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ đi kèm với giấy phép FLEGT và không cần phải qua quy trình thẩm định pháp lý theo các điều khoản nêu trong Quy định về Lâm sản của EU, là quy định về việc nghiêm cấm đưa gỗ phi pháp vào thị trường EU. Hiệp định này sẽ xúc tiến thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp giữa Việt Nam và EU, qua đó đóng góp vào công tác quản lý rừng bền vững cũng như sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.

Việt Nam nằm ngay ở vị trí trung tâm của thương mại lâm sản toàn cầu. Một mặt, Việt Nam nhập khẩu gỗ từ khoảng 80 quốc gia như từ châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ.

Mặt khác, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang tất cả các thị trường lớn. Trong năm 2014, thương mại gỗ giữa Việt Nam và EU đã đạt giá trị 705 triệu USD.

Phạm vi của VPA bao trùm toàn bộ các thị trường xuất khẩu và trong nước của Việt Nam. Khi Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) đi vào hoạt động theo quy định trong VPA, Việt Nam sẽ cấp giấy phép FLEGT cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đi EU.

Hiệp định này bao hàm cả gỗ nhập khẩu, là nguồn gỗ nguyên liệu chính của Việt Nam, cũng như tất cả các nguồn gỗ trong nước, trong đó có cả rừng trồng và rừng tự nhiên, gỗ bị tịch thu (theo những điều kiện cụ thể), gỗ khai thác tại vườn nhà, nông trại, cây trồng phân tán và gỗ cao su.

Danh mục các sản phẩm gỗ thuộc phạm vi của Hiệp định bao gồm tất cả các sản phẩm chính được xuất khẩu vào EU, đặc biệt là năm loại gỗ bắt buộc như đã được xác định trong Quy định FLEGT 2005 (gỗ tròn, gỗ xẻ, tà-vẹt đường sắt, gỗ dán, gỗ veneer) và kể cả các sản phẩm gỗ khác như gỗ dăm, ván sàn gỗ, ván dăm và đồ gỗ nội thất.

Phú Yên: Khánh thành nhà máy chế biến nguyên liệu gỗ xuất khẩu Bảo Châu vốn 100 tỷ đồng
Mới đây tại KCN Đông Bắc Sông Cầu, DNTN Bảo Châu đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy chế biến nguyên liệu gỗ xuất khẩu Bảo Châu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư