
-
Lịch sử, ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3
-
Ngành nghề nào hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?
-
Hải Phòng bố trí xây dựng chợ Tam Bạc mới tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng
-
Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức loạt hoạt động chào mừng tháng Thanh niên 2023
-
Việt Nam thăng hạng trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 -
[Ảnh] Hội Báo toàn quốc năm 2023 chính thức khai mạc tại Hà Nội
Đây là dữ liệu do Tổng cục Thống kê thực hiện dựa trên kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, về mức sinh, mất cân bằng giới tính khi sinh, di cư và đô thị hoá, già hóa dân số, đồng thời dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2019-2069.
Những phát hiện chính từ nghiên cứu này nhằm tiếp tục cung cấp bằng chứng về thực trạng, xu hướng, các nhân tố ảnh hưởng tới dân số và đề xuất những khuyến nghị nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững.
Theo đó, 5 năm đầu của thời kỳ dự báo (từ 2019-2024) tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 0,93%.
Trong tương lai, dự báo tỷ lệ tăng dân số sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái “dừng” vào cuối thời kỳ dự báo, từ năm 2064-2069 (cán mốc gần 117 triệu người vào năm 2069).
![]() |
Các bạn trẻ chụp ảnh mừng Giáng sinh 2020. Ảnh minh hoạ: Lê Toàn |
Ngoài ra, Tổng Cục thống kê dự báo dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039 và đây là thời điểm chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số "vàng" đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ năm 2007.
Cơ cấu dân số “vàng” được lý giải là khi tỷ trọng dân số trẻ em (từ 0-14 tuổi) nhỏ hơn 30%, còn tỷ lệ người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) nhỏ hơn 15%. Cơ cấu dân số “già” khi có từ 10-20% dân số từ 65 tuổi trở lên.
Dự kiến, thời kỳ dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm (giai đoạn 2026-2054), tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 10,2% đến 19,9%.
Kết quả nghiên cứu chuyên sâu từ số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tốc độ tăng dân số trong vòng 10 năm tới sẽ thấp hơn 1%/năm.
Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số cũng như tỷ số giới tính khi sinh cao như hiện nay, cơ cấu dân số trong lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số “già” và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi.
Điều này sẽ tác động lớn đến nguồn lực lao động cũng như các vấn đề xã hội mới nảy sinh.
Ngoài ra, xu hướng di cư và tác động của di cư đến đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội cũng sẽ là những vấn đề nổi lên trong thời gian tới.
Theo Tổng Cục thống kê, gần 62% tổng số người di cư trên cả nước thuộc nhóm từ 20-39 tuổi.
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng nhập cư lớn nhất cả nước.
Đặc biệt, Đông Nam Bộ, vùng kinh tế phát triển với các khu công nghiệp lớn, tiếp tục là điểm đến thu hút nhất đối với người di cư với 1,3 triệu người nhập cư.
Tỉnh Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất (200,4‰) trong số 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ suất di cư thuần dương và tỉnh Sóc Trăng có tỷ suất di cư thuần âm cao nhất (-75,0‰).

-
Hải Phòng bố trí xây dựng chợ Tam Bạc mới tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng -
Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức loạt hoạt động chào mừng tháng Thanh niên 2023 -
60 năm phong trào "Nghìn việc tốt": Măng non làm việc tốt - Đất nước mãi nở hoa Hà Nội -
Mùa tuyển sinh 2023: Điều gì là quan trọng nhất khi lựa chọn ngành học? -
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ lễ dịp 30/4, 1/5 và nghỉ lễ dịp Quốc khánh 2/9 năm 2023 -
Chiều cao tăng gần 10 cm, U13 Hoàng Anh Gia Lai tự tin tham dự Ngày hội bóng đá Việt - Nhật Eneos Cup 2023 -
Huế đưa vào hoạt động 138 điểm vệ sinh miễn phí cho du khách
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”
-
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần định vị lại mình
-
Agribank Thái Bình kí kết hợp tác với Công ty Jeil Jersey Vina
-
Ngành vật liệu xây dựng và Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng năm 2023
-
Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam