Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Việt Nam hoan nghênh phán quyết Monsanto huỷ hoại môi trường
Việt Anh (VnExpress) - 20/04/2017 21:59
 
Bộ Ngoại giao Việt Nam đánh giá cao kết luận của Toà án quốc tế về việc Monsanto huỷ hoại môi trường Việt Nam và kêu gọi công đoàn này sớm có hành động.

"Việt Nam hoan nghênh phán quyết từ Tòa án quốc tế ngày 18/4, trong đó kết luận Monsanto đã hủy hoại môi trường Việt Nam", bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay nói.

Monsanto là Tập đoàn sản xuất thuốc diệt cỏ và hạt giống Mỹ.

Bà Hằng cho rằng việc Monnsanto huỷ hoại môi trường Việt Nam là một thực tế khách quan về hậu quả chiến tranh vô cùng nặng nề ở Việt Nam, nhất là do tác động từ chất độc da cam của Mỹ. Dù cuộc chiến đã qua đi hơn 40 năm, những hậu quả của cuộc chiến vẫn còn hết sức nặng nề.viet-nam-hoan-nghenh-phan-quyet-monsanto-huy-hoai-moi-truong

Tập đoàn Monsanto bị kết luận gây hại đến môi trường Việt Nam. Ảnh minh hoạ:Collective Evolution

Việt Nam cũng đánh giá cao những nỗ lực mà Quốc hội và chính phủ Mỹ thực hiện gần đây khi có những bước đi giải quyết hậu quả chiến tranh đối với người dân Việt Nam. Các công ty Mỹ cũng như Monsanto cần có trách nhiệm trong việc góp phần khắc phục hậu quả với các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

"Đề nghị Monsanto tôn trọng kiến nghị tham vấn từ tòa án và sớm có hành động thiết thực góp phần giải quyết những hậu quả do Monsanto để lại với môi trường Việt Nam", bà Hằng nói. 

Toà án quốc tế về Monsanto là tòa không chính thức, không được quản lý bởi Liên Hợp Quốc hay Tòa án Hình sự Quốc tế. Tuy nhiên, tòa sử dụng các nguyên tắc của cả hai bên nói trên để lập luận. Tòa này được thành lập bởi các nhà hoạt động và tổ chức xã hội, trong đó có nhà hoạt động về môi trường người Ấn Độ Vandana Shiva và nhà khoa học Pháp Gilles-Éric Séralini, chuyên nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. Quyết định của tòa không có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Vinasoy đầu tư nghiên cứu, trồng cây đậu nành không biến đổi gen
Tây Nguyên từ lâu đã được biết đến như vùng nguyên liệu “vàng” của lĩnh vực nông nghiệp, trong đó môi trường sinh thái đặc trưng và khí...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư