Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14
Việt Nam là quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Thế Hải - 12/11/2018 14:43
 
Với 469 đại biểu tham gia biểu quyết, 469 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 100%, Quốc hội đã chính thức Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Với 469 đại biểu tham gia biểu quyết, 469 đại biểu tán thành, chiếm 100% đại biểu tham gia biểu quyết,  Quốc hội đã chính thức  Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã chính thức Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Chiều 12/11, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, với 469 đại biểu tham gia biểu quyết, 469 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 100% đại biểu tham gia quyết, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đã báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan

Các đại biểu Quốc hội nhất trí trình tự, thủ tục, hồ sơ trình phê chuẩn và thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định CPTPP tuân thủ đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức quốc hội năm 2014, Luật Điều ước quốc tế năm 2016.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho biết, hầu hết các đại biểu tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay. Quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định TPP trước đây cũng như CPTPP được chuẩn bị kỹ lưỡng qua nhiều năm, đã xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, 11 nước tham gia CPTPP có quy mô dân số 502,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số thế giới, quy mô GDP chiếm 13,5% GDP toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại 10.000 tỷ USD. Việc tham gia Hiệp định này là động lực giúp Việt Nam nâng cao nội lực, đa dạng hóa thị trường để ứng phó với các tác động của kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp với chiều hướng bảo hộ thương mại gia tăng của các nền kinh tế lớn.

Tuy nhiên, Một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát các quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và cân nhắc tương thích đến các Hiệp định Thương mại tự do khác mà Việt Nam chuẩn bị tham gia.

Chủ nhiệm UBĐN Nguyễn Văn Giàu cho biết, thời gian qua, Chính phủ phân công Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành để rà soát pháp lý Hiệp định CPTPP.

"Kết quả đã rà soát 265 văn bản quy phạm pháp luật ban hành ở cấp trung ương có hiệu lực tại thời điểm ngày 30/4/2018. Theo báo cáo của Chính phủ, Hiệp định CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có tính toàn diện và tiêu chuẩn cao; các tiêu chuẩn, cam kết của Hiệp định CPTPP về cơ bản tương tự như các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) nên yêu cầu về sửa đổi pháp luật là tương đồng".

Một số ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo rõ mức độ và lộ trình sửa đổi, bổ sung các Luật để phù hợp Hiệp định CPTPP và đề nghị Chính phủ nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện Hiệp định CPTPP.

Chủ nhiệm UBĐN Nguyễn Văn Giàu nói, đối với các Luật đang và sẽ trình Quốc hội như Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật An toàn thực phẩm…, Quốc hội yêu cầu Chính phủ rà soát, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các cam kết của Hiệp định.

Liên quan đến khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan, các nội dung trong dự kiến Kế hoạch thực thi Hiệp định CPTPP được trình bày tại Phụ lục VII kèm theo Báo cáo của Chính phủ là những nội dung định hướng, cơ bản cho việc thực thi Hiệp định.

Sau khi Hiệp định được Quốc hội phê chuẩn và trong vòng 15 ngày từ ngày Bộ Ngoại giao thông báo chính thức có hiệu lực, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành xây dựng Kế hoạch chi tiết với phân công và lộ trình triển khai cụ thể để bảo đảm thực thi Hiệp định một cách chủ động, đầy đủ và hiệu quả.

Trước đó, TPP-11 được thông báo có hiệu lực từ ngày 30/12 sau khi Australia trở thành nước thứ 6 phê chuẩn hiệp định, sau New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore. Cùng với Việt Nam, 4 nước khác cũng đang trong quá trình phê chuẩn hiệp định này là Brunei, Chile, Malaysia và Peru.

Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định CPTPP.

Hiệp định CPTPP, tiền thân là TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) gồm 11 nước: New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, Brunei, Chile, Malaysia, Peru, Australia và Việt Nam. Các cuộc đàm phám CPTPP kết thúc hôm 23/1 tại Tokyo, Nhật. Hiệp định được ký kết vào ngày 8/3 tại Santiago, Chile.

TPP ban đầu từng được kỳ vọng tạo ra khối tự do thương mại lớn nhất toàn cầu với sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã rút Washington khỏi hiệp định, buộc 11 nước còn lại phải tái đàm phán để cho ra đời phiên bản mới mang tên CPTPP.

11 nước tham gia CPTPP có tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu. Nếu có Mỹ, TPP sẽ trở thành khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, chiếm 40% GDP toàn cầu. Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc được cho đang xem xét việc gia nhập CPTPP.

Hôm nay, Quốc hội xem xét biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn CPTPP
Theo chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, hôm nay (12/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư