
-
Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
-
Hà Nội sẽ mở 500 đại lý dịch vụ công trực tuyến không dùng ngân sách
-
Điểm tên 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau quý I/2025
-
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025
![]() |
. |
Công ty DHL và Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York vừa công bố báo cáo Chỉ số kết nối toàn cầu 2020 (Global Connectedness Index 2020 - GCI 2020).
Phiên bản thứ 7 này của GCI là phân tích toàn diện đầu tiên về toàn cầu hóa, được đo lường thông qua các dòng chảy quốc tế về thương mại, vốn, thông tin và con người khắp 169 quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Sau khi duy trì trạng thái ổn định vào năm 2019, các dự báo hiện nay cho rằng, chỉ số này sẽ lao dốc đáng kể trong năm 2020 do tác động của giãn cách xã hội như đóng cửa biên giới, hạn chế du lịch và di chuyển bằng đường hàng không.
Nhưng điểm tích cực là mức độ kết nối trên toàn cầu nói chung nhiều khả năng vẫn sẽ cao hơn mức được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Dòng chảy thương mại và vốn đã bắt đầu phục hồi.
Ông John Pearson, Tổng giám đốc DHL Express phát biểu rằng, cuộc khủng hoảng hiện tại chứng minh rằng các kết nối quốc tế là điều không thể thiếu để duy trì kinh tế toàn cầu, đảm bảo sinh kế cho người dân và giúp các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
“Các chuỗi cung ứng và mạng lưới logistics đóng vai trò thiết yếu trong việc giữ cho thế giới vận hành và ổn định toàn cầu hóa, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng đang lan rộng ở nhiều quốc gia. Điều này nhắc nhở chúng ta cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với bất cứ thử thách nào sắp tới”, ông John Pearson nói.
Báo cáo GCI 2020 cho thấy, đại dịch Covid-19 tuy gây cản trở cho hoạt động kinh doanh và đời sống ở mọi nơi, nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sự liên kết căn bản giữa các quốc gia.
“Sự kết nối toàn cầu mạnh mẽ có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi từ đại dịch Covid-19, bởi những quốc gia có thể cải thiện mức độ kết nối với các dòng chảy quốc tế thường có xu hướng đạt tăng trưởng kinh tế nhanh hơn”, ông Steven A. Altman, tác giả chính của báo cáo GCI, Học giả Nghiên cứu Cấp cao, kiêm Giám đốc phụ trách Sáng kiến DHL về Toàn cầu hóa tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York nói.
Đáng chú ý là, bản báo cáo này đã chỉ ra, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất sắc nhất. Cụ thể, Việt Nam xếp thứ 3 trong số các nước có sự phát triển tốt hơn dự đoán, dựa trên GDP bình quân đầu người, dân số và khoảng cách địa lý, trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á nhận được nhiều lợi ích từ mối liên kết chặt chẽ với mạng lưới chuỗi cung ứng rộng khắp châu Á, cùng các cải tiến về chính sách của ASEAN với chủ trương ủng hộ hội nhập kinh tế khu vực.
Việt Nam đặc biệt vượt trội về chiều sâu (tương quan giữa dòng chảy quốc tế và hoạt động quốc nội) với vị thế dẫn đầu, lẫn chiều rộng (việc các dòng chảy quốc tế được trải rộng khắp toàn cầu hay ở phạm vi hẹp hơn).
Ngoài ra, Việt Nam có thành tích tốt nhất xét về dòng chảy thương mại và xếp thứ 5 nói chung. Theo Báo cái GCI 2020, thì trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành một đối thủ mạnh của Trung Quốc về sản xuất dệt may và ngày càng mạnh hơn về các sản phẩm công nghệ cao.
“Việt Nam chắc chắn là một trong những điểm đến được lựa chọn của các doanh nghiệp đang muốn đa dạng hóa cơ sở sản xuất của mình. Các doanh nghiệp này bị thu hút bởi lực lượng lao động trẻ và lành nghề của Việt Nam, các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế khác nhau (ví dụ như hiệp định EVFTA gần đây với Liên minh châu Âu), và sự ổn định chung của xã hội”, ông Shoeib Reza Choudhury, Tổng Giám đốc DHL Express Việt Nam nhận định.
Cũng theo chia sẻ của ông Shoeib Reza Choudhury, thì ngày càng nhiều công ty công nghệ cao, cũng như ngày càng nhiều công ty thời trang và may mặc, đang có kế hoạch chuyển đến Việt Nam hoặc mở rộng năng lực sản xuất của họ tại đây.
“Từ trước đến nay, thương mại luôn kết nối mọi người, gia tăng sự thịnh vượng và thúc đẩy các nền văn minh. Điều đó vẫn sẽ không thay đổi. Chúng tôi tin rằng, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để đóng góp cho sự phát triển của thương mại toàn cầu, và DHL sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để đảm bảo rằng chúng tôi có thể hỗ trợ nhu cầu đến từ các khách hàng của mình tại đây”, ông Shoeib nói thêm.
-
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số -
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,8% sau quý I/2025 -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025 -
Để kinh tế phát triển, không “ngại” sửa nhiều luật -
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp -
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển