
-
Philippines, Ấn Độ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra xi măng, thép Việt Nam
-
Vicostone mua thêm nhà máy; Tôn Đông Á tăng vốn cho con; Hoa Sen hướng vào nội địa
-
TS Cấn Văn Lực: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, nguồn vốn, công nghệ
-
Quảng Ninh: Vận hành nhà máy sản xuất sản phẩm cho động cơ ô tô điện, vốn 35,75 triệu USD
-
Bộ Xây dựng: Ngành xi măng chưa giải quyết được bài toán cung-cầu -
Hòa Phát Logistics - 15 năm khởi tạo giá trị mới
![]() |
Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế (Ảnh: Lễ xuất khẩu 870 sơ mi rơ moóc sang Mỹ của THACO hôm 15/12). |
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế.
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 336 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam đạt xuất siêu với mức thặng dư khoảng 4 tỷ USD trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu chịu tác động nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid 19.
Dấu ấn về xuất nhập khẩu đạt con số kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng tăng 22,6% so với năm trước cũng được bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật trong năm 2021 của ngành công thương.
Kết quả tăng trưởng của xuất khẩu năm 2021 là điểm sáng trong phát triển kinh tế đất nước với sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó là sự nỗ lực của Bộ Công thương trong thực thi đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt cơ hội phục hồi từ các thị trường nhập khẩu, khai thác hiệu quả các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.
Trong năm 2021, có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu “tỷ đô”, tăng 1 mặt hàng so với năm 2020, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2020.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới. Nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh tại nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hoá như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia…
Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác hội nhập đã thể hiện rõ nét hơn, giúp cho hoạt động xuất, nhập khẩu không những không bị tác động quá lớn bởi sự phụ thuộc vào một số thị trường và sự xáo trộn trong chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian qua, mà còn là cú hích rất lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Ngay trong những ngày cuối năm 2021, một doanh nghiệp lớn của Việt Nam là THACO đã xuất khẩu lô hàng 870 sơ mi rơ moóc đầu tiên sang thị trường Mỹ theo thỏa thuận với Tập đoàn PITTS Enterprises, mở màn cho các lô hàng xuất khẩu tiếp theo trong năm 2022 và 2023.
Sau gần 2 năm nghiên cứu, phát triển và giới thiệu sản phẩm tại thị trường Mỹ, sơ mi rơ moóc THACO đã được đánh giá phù hợp với nhu cầu khách hàng và có năng lực cạnh tranh cao.
Được biết, PITTS Enterprises và THACO đã ký hợp đồng xuất khẩu 15.500 sơ mi rơ moóc trong năm 2022 với giá trị 215 triệu USD và đối tác đã chuyển tiền đặt cọc trước 30% giá trị, tương đương 64,5 triệu USD.
Cũng tại sự kiện này, THACO và Industries và PITTS Enterprises đã chính thức ký kết Thỏa thuận độc quyền phân phối sơ mi rơ moóc tại thị trường Mỹ, doanh số 25.000 sơ mi rơ moóc trong năm 2023, với giá trị hơn 350 triệu USD.
Theo kế hoạch, ngày 3/1/2022, THACO sẽ xuất khẩu tiếp 1.400 sơ mi rơ moóc; ngày 7/2/2022, tiếp tục xuất khẩu 1.200 sơ mi rơ moóc và bình quân mỗi tháng tiếp theo xuất khẩu 1.200 sơ mi rơ moóc.
Chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác trong việc phân phối, độc quyền sản phẩm sơ mi rơ moóc và xuất lô hàng đầu tiên sang thị trường Mỹ của THACO, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đây không chỉ là niềm vui của THACO, mà còn là niềm vui của ngành công nghệ cơ khí, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, bởi trong sự đứt gãy của rất nhiều chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra, THACO đã làm nên một điều kỳ diệu, chứng minh nền công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam rất tự tin bước ra thị trường thế giới.

-
Vicostone mua thêm nhà máy; Tôn Đông Á tăng vốn cho con; Hoa Sen hướng vào nội địa
-
TS Cấn Văn Lực: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, nguồn vốn, công nghệ
-
Quảng Ninh: Vận hành nhà máy sản xuất sản phẩm cho động cơ ô tô điện, vốn 35,75 triệu USD
-
Hộp nhựa Polypropylene xuất khẩu bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Mỹ
-
Bộ Xây dựng: Ngành xi măng chưa giải quyết được bài toán cung-cầu -
Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 1: Không thể có cơ hội nào lớn hơn -
Hòa Phát Logistics - 15 năm khởi tạo giá trị mới -
Sau kiểm toán, lợi nhuận Xi măng Vicem Hà Tiên (HT1) giảm nhẹ -
Cơ chế đặc thù sẽ gỡ khó cho các dự án trong kết luận thanh tra tại Đà Nẵng -
Hai hãng bay lớn nhất Việt Nam cùng mở các đường bay tới Bengaluru, Hyderabad (Ấn Độ) -
Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
-
1 Mức giảm trừ gia cảnh phải xét đến nhiều yếu tố
-
2 Đề xuất chỉ định nhà đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 20.434 tỷ đồng
-
3 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 1: Không thể có cơ hội nào lớn hơn
-
4 Chi tiền tỷ mua nhà cho thuê: Bỏ tiền chẵn, nhặt tiền lẻ
-
5 Chi tiết kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy; sáp nhập tỉnh, xã
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Sóng đầu tư - Chứng khoán từ góc nhìn chuyên gia
-
Lễ hội California Cheese 2025 thưởng thức phô mai Mỹ hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
-
Coteccons khởi công gói thầu trị giá gần 500 tỷ đồng tại Đại học Quốc gia TP.HCM
-
SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước
-
Vietnamobile mời thầu Dịch vụ máy phát điện di động