-
EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
Doanh nghiệp gia đình Việt đang nhìn thấy cơ hội "trăm năm tuổi" -
THACO nhịp nhàng kế hoạch đầu tư mới, hướng mốc doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu nông sản -
Bắc Ninh định kỳ đối thoại “không khoảng cách” để gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân -
Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã âm thầm lớn lên, thành đầu đàn, dẫn dắt -
Hoà Phát với giấc mơ Top 20 ngành thép thế giới
Việt Nam xuất khẩu nước trái cây sang thị trường Pakistan. |
Thực hiện chỉ thị của lãnh đạo Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã vận động và trực tiếp dẫn đoàn doanh nghiệp Pakistan tham gia chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" được tổ chức tại TP. HCM hồi tháng 6/2024.
Thành quả đầu tiên sau khi dự sự kiện này, Tập đoàn siêu thị IMTIAZ đã nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Tập đoàn siêu thị IMTIAZ được thành lập từ năm 1955, là doanh nghiệp Pakistan tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ và hiện là chuỗi bán lẻ lớn nhất Pakistan với 27 siêu thị, bao trùm tất cả 12 thành phố lớn nhất Pakistan như: Karachi, Lahore, Islamabad, Peshawar, Quetta...
IMTIAZ hiện đang phân phối 52.000 sản phẩm, sở hữu hơn 10.000 thương hiệu. Việc xuất khẩu nước trái cây đóng chai được phân phối qua các siêu thị IMTIAZ là sự đảm bảo chắc chắn cho các nhà cung cấp khi thâm nhập vào thị trường có sức tiêu thụ rộng lớn với hơn 240 triệu người tiêu dùng.
Thương vụ Việt Nam tại Pakistan nhận định, Việt Nam xuất khẩu được nước trái cây vào thị trường Pakistan là một thành quả đáng tự hào và có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển cơ cấu hàng xuất khẩu sang các mặt hàng chế biến sâu có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Nhờ đó, tạo động lực phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, nâng cao giá trị gia tăng, tránh tình trạng "được mùa mất giá".
Thông tin rõ hơn, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cho biết, Pakistan là một trong các "đế chế" xoài trên toàn cầu, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu xoài.
Với nguồn nguyên liệu dồi dào, ngành công nghiệp chế biến xoài tại Pakistan đã phát triển từ lâu với sự tham gia đầu tư của các thương hiệu nước trái cây hàng đầu thế giới như Nestle.
Với bốn vùng khí hậu trải dài từ Bắc xuống Nam, Pakistan không chỉ là “đế chế” xoài mà còn có nhiều loại trái cây phong phú có sản lượng thương mại cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến. Vì vậy, Pakistan cũng là nước xuất khẩu trái cây lớn, đứng thứ 25 trên thế giới.
Cũng theo thông tin mới nhất từ Thương vụ Việt Nam tại thị trường này, 7 tháng năm 2024 xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan đạt 269 triệu USD, tăng 25,2 % so với cùng kỳ năm trước.
Dư địa xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pakistan còn rất lớn bởi quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu cao với nhiều mặt hàng nông sản truyền thống như: chè, hạt tiêu, hạt điều, philê cá tra... đến các mặt hàng tiêu dùng như: quần áo, giày dép... hay các mặt hàng mới có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao như: điện thoại di động, máy giặt, máy in...
Một thuận lợi cho các nhà cung ứng Việt bởi Pakistan là thị trường dễ tính, không đòi hỏi cao về chất lượng, không có các quy định quá phức tạp về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn về lao động...
Để hợp tác thương mại song phương Việt Nam - Pakistan tăng trưởng tích cực hơn nữa, Thương vụ khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phát triển sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng; thận trọng xác minh thông tin khách hàng để tránh rủi ro thương mại.
Năm 2023, lần đầu tiên xuất khẩu rau quả chế biến của nước ta vượt 1 tỷ USD, mang về 1,276 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2022.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vnfruit), loại chế biến hiện chiếm khoảng 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường chuộng mặt hàng này của Việt Nam.
Gần đây, các doanh nghiệp Việt đã tìm kiếm thêm được các thị trường xuất khẩu mới, từ đó kim ngạch xuất khẩu nhóm các sản phẩm nông sản chế biến đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Dự báo năm 2024 có thể đạt 1,5-1,6 tỷ USD.
-
Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã âm thầm lớn lên, thành đầu đàn, dẫn dắt -
Hoà Phát với giấc mơ Top 20 ngành thép thế giới -
Ngày Doanh nhân Việt Nam, nói về Luật Doanh nghiệp và quản trị tốt -
Gemadept rót tiền vào cảng Nam Đình Vũ; VinFast huy động 2.000 tỷ trái phiếu; Hòa Phát chạy thử Dung Quất 2 -
Sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp Việt Nam -
Quảng Ninh: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp là trách nhiệm của chính quyền -
Top 25 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam của Brand Finance gọi tên Viettel, FPT, Vietjet
-
1 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
2 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
3 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
4 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024