Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Việt Nam xuất siêu với 54 thị trường
Minh Nhung - 17/03/2023 08:09
 
Xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm giảm sâu, trong khi xuất siêu khá lớn - tín hiệu tốt để cả năm có thể tiếp tục xuất siêu, cũng như góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 2 tháng khởi đầu giảm sâu so với cùng kỳ năm trước (giảm 13,4%, hay giảm trên 14,7 tỷ USD).

Đáng lưu ý, sự sụt giảm của kim ngạch xuất nhập khẩu diễn ra ở cả 2 khu vực, trong đó, khu vực kinh tế trong nước giảm sâu hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (giảm 17,2% so với giảm 11,1%).

Sự sụt giảm so với cùng kỳ diễn ra ở cả xuất khẩu và ở cả nhập khẩu, tức là giảm ở cả đầu vào (nhập khẩu thiết bị, vật tư cho sản xuất), lẫn đầu ra (xuất khẩu sản phẩm). Điều đó báo hiệu sẽ tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm có một số hạn chế chủ yếu.

Kim ngạch giảm khá sâu so với cùng kỳ (-10%, hay giảm tới trên 5,5 tỷ USD).

Trong tổng số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu so với cùng kỳ, số mặt hàng giảm nhiều hơn số mặt hàng tăng (33 so với 12), trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch lớn đã giảm xuất khẩu (dệt may, giày dép, sắt thép…).

Trong 2 tháng đầu năm, có một số mặt hàng giảm về lượng (cà phê, hạt điều, chè, gạo…); một số mặt hàng giảm về đơn giá, như hạt điều, cà phê, phân bón, cao su…).

So với cùng kỳ, số thị trường giảm nhiều hơn tăng (48 so với 32).

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm có một số điểm hạn chế đáng lưu ý.

Nhập khẩu giảm khá sâu so với cùng kỳ (-16,7% hay giảm gần 9,3 tỷ USD).

Giảm ở cả 2 khu vực, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhiều hơn khu vực kinh tế trong nước (-6,16 tỷ USD so với -2,42 tỷ USD).

So với cùng kỳ năm trước, số mặt hàng giảm nhiều hơn tăng (37 so với 16). Trong đó, có một số mặt hàng quan trọng bị giảm sâu, như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng; sắt thép…

Một số mặt hàng giảm về lượng như ngô, đậu tương, phân bón…

Một số mặt hàng giá tăng, như lúa mì, ngô, phân bón…

Do nhập khẩu có quy mô nhỏ hơn, có tốc độ giảm nhiều hơn xuất khẩu, nên cả nước đã xuất siêu khá, lên đến trên 3,4 tỷ USD, tỷ lệ xuất siêu lên tới 6,9% - ngược chiều so với cùng kỳ năm trước (nhập siêu 309 triệu USD). Đây là tín hiệu tốt để cả năm có thể tiếp tục xuất siêu và năm 2023 sẽ là năm thứ 8 liên tiếp xuất siêu. Xuất siêu cũng góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế, trong điều kiện tổng cầu trong nước còn yếu.

Khu vực trong nước tiếp tục nhập siêu, với quy mô tuyệt đối là 3,35 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu cao hơn cùng kỳ năm trước (28,1% so với 26,6%).

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục xuất siêu; so với cùng kỳ năm trước, tăng cả về quy mô tuyệt đối (6.796 triệu USD so với 3,56 tỷ USD), cả về tỷ lệ xuất siêu (18,6% so với mức 8,8%).

Trong 86 thị trường chủ yếu, Việt Nam xuất siêu với 54 thị trường và nhập siêu với 32 thị trường.

Các thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam năm 2022
Năm 2022, có 3 thị trường Việt Nam xuất siêu lớn (trên 9 tỷ USD) là Mỹ, Hà Lan và Hồng Kông. Chỉ tính riêng 3 thị trường này, tổng mức xuất siêu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư