-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
Mục tiêu duy trì vị thế dẫn đầu về lợi nhuận
Tại ĐHĐCĐ sáng nay (29/4), cổ đông Vietcombank thông qua mục tiêu kinh doanh năm 2022: tổng tài sản tăng khoảng 8%; dư nợ tín dụng tăng 15%; huy động vốn dự kiến tăng 9%, phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng; tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1,5%; lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12%, tương đương mức trên 30.676 tỷ đồng.
Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, trong quý I/2022, tổng tài sản tăng trưởng 3,4%, tăng trưởng tín dụng đạt 7% (tín dụng đến 29/4 đạt 8,8%). Huy động vốn thị trường 1 tăng 3,8%, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,8%.
Lợi nhuận hợp nhất 3 tháng đầu năm đạt 9.950 tỷ đồng hợp nhất tăng khá đáng kể so với cùng kỳ năm trước, tăng 15,4%. Lợi nhuận riêng lẻ đạt hơn 9.600 tỷ đồng, tăng 16,2%, đạt 32% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Ông Dũng khẳng định, với kết quả quý I, ngân hàng hoàn toàn tin tưởng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm, duy trì mục tiêu tổ chức tín dụng có hiệu quả và chất lượng tốt nhất như những năm qua.
Có thể tăng lãi suất huy động, dư nợ trái phiếu và bất động sản rất an toàn
Theo lãnh đạo Vietcombank, thời gian qua, dù lãi suất huy động thấp nhất thị trường nhưng tăng trưởng huy động vốn của Vietcombank vẫn rất cao (huy động năm 2021 tăng 9,4%, CASA tiếp tục tăng thêm 2%) nhờ uy tín trên thị trường.
CASA của Vietcombank đã tăng mạnh đạt bình quân 34,7% duy trì trong quý I, tốc độ tăng trưởng tương đối tốt. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ, NIM của ngân hàng duy trì ở mức 3,53%, tăng đáng kể hơn so với năm ngoái (hơn 3,2%).
Về khả năng tăng trưởng tín dụng, với phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng, Vietcombank sẽ được ưu đãi về room tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 và các năm tới đây.
Liên quan tới tín dụng bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, ông nguyễn Thanh tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành cho hay, dư nợ tín dụng bất động sản của Vietcombank chỉ hơn 3%, cho vay khách hàng cá nhân chiếm 22,6% tổng dư nợ tín dụng. Tính đến cuối năm 2021, nợ xấu tín dụng bất động sản chỉ 0,74%. Tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp mà ngân hàng nắm giữ cuối năm 2021 là 11.631 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,21% tổng dư nợ, nợ xấu 0%. Điều này cho thấy dư nợ bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp tại Vietcombank được kiểm soát tốt.
Tăng vốn 18,1%, bán 6,5% giá trị hơn 1 tỷ USD phải tính toán kỹ
Tại Đại hội cổ đông sáng nay (29/4), cổ đông Vietcombank thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 và 2020.
Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành 856 triệu cổ phiếu phổ thông với tỷ lệ phát hành 18,1%, tức là cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 181 cổ phiếu mới. Số lượng cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị, phần lẻ thập phân sẽ bị huỷ bỏ.
Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ mức 47.325 tỷ đồng hiện nay lên hơn 55.891 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là trong năm 2022.
Trả lời lo ngại của cổ đông về giá cổ phiếu có thể giảm sau pha loãng, lãnh đạo Vietcombank thừa nhận, cổ phiếu VCB thời gian qua có giảm sau khi ngân hàng thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt đầu năm nay theo quy định về pha loãng cổ phiếu. Tuy nhiên, trên thị trường, thị giá VCB vẫn tiếp tục được duy trì và đang tăng trở lại. Việc tăng vốn để mở rộng dư địa tăng trưởng dài hạn của ngân hàng là rất cần thiết. Đến cuối năm 2021, hệ số CAR của VCB là 9,3%.
Năm nay, Vietcombank không đặt mục tiêu phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư ngoại dù kế hoạch này đã được ĐHĐCĐ một số năm trước thông qua. Trả lời câu hỏi của cổ đông về vấn đề này, ông Phạm Quang Dũng cho hay, 6,5% vốn tính theo thị giá cổ phiếu VCB tương đương hơn 1 tỷ USD nên việc phát hành là không đơn giản, phải tính toán kỹ lưỡng để tối ưu lợi ích cho cổ đông.
Chuyển giao ngân hàng 0 đồng: Mất 8-10 năm
Liên quan tới việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém, ông Dũng cho hay, thời gian hoàn tất phương án chuyển giao bắt buộc phụ thuộc vào ba yếu tố: Phụ thuộc vào tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng đó; Sự hỗ trợ từ các cơ quan có thẩm quyền; tình hình thị trường.
Tuy vậy, với sự nỗ lực của Vietcombank và những chính sách hỗ trợ nhận được, Vietcombank dự kiến thời gian xử lý tổ chức tín dụng yếu kém không quá 8 - 10 năm để biến tổ chức tín dụng trở thành một tổ chức tài chính lành mạnh.
Hiện Vietcombank đang triển khai tất cả những yếu tố cần thiết để thực hiện phương án chuyển giao. Việc nhận chuyển giao bắt buộc sẽ làm tăng dư địa tăng trưởng cho Vietcombank.
Sau khi tái cơ cấu thành công, Vietcombank có thể sáp nhập, bán lại hoặc duy trì tổ chức tín dụng này như một ngân hàng con.
-
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học -
Tuần lội ngược dòng của giá vàng -
Nhà băng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cuối năm -
Hoạt động M&A ngân hàng còn sôi động -
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng