
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp
-
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp
-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
![]() |
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương trao biên bản ghi nhớ về đầu tư Dự án Trung tâm logistics, cảng thủy nội địa Ninh Giang cho VIMC. |
UBND tỉnh Hải Dương vừa trao trao Biên bản ghi nhớ về đầu tư Dự án Trung tâm logistics, cảng thủy nội địa Ninh Giang cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC).
Đây là dự án do VIMC đề xuất nhằm mở rộng mạng lưới logistics của VIMC ra các tỉnh, thành khu vực phía Bắc nói chung, đặc biệt là tỉnh Hải Dương nói riêng, hỗ trợ kết nối giữa các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với hệ thống cảng biển VIMC tại khu vực Đình Vũ, Lạch Huyện…
Dự án Trung tâm logistics, cảng thủy nội địa Ninh Giang có quy mô gần 27 ha thuộc địa bàn xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang với công suất 3 triệu tấn hàng hoá/năm. Tổng vốn đầu tư dự án 1.394 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.
Dự kiến, Trung tâm logistics, cảng thủy nội địa Ninh Giang sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng trong quý III/2024, khởi công xây dựng trong quý IV/2024.
Khi đi vào hoạt đông, Trung tâm logistics, cảng thuỷ nội địa Ninh Giang sẽ cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở huyện Ninh Giang và các khu vực lân cận; lưu kho, lưu bãi hàng hoá, bốc xếp, vận tải bằng đường thuỷ, đường bộ; thông quan hải quan; bảo dưỡng, sửa chữa vỏ container, phương tiện vận tải…
Việc hình thành Trung tâm logistics, cảng thủy nội địa Ninh Giang sẽ mang lại nhiều hiệu ứng dây chuyền tốt cho các ngành công nghiệp, sản xuất của tỉnh Hải Dương và khu vực như: đáp ứng nhu cầu vận tải, lưu giữ hàng hóa cho hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp liền kề, đặc biệt là đối với các mặt hàng có nhu cầu vận thủy lớn như chế tạo, lắp ráp kết cấu thép, cơ khí; sản xuất vật liệu xây dựng; gia công đồ may mặc, da giày và nguyên phụ liệu; chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, thức ăn gia súc.
Công trình còn tăng cường khả năng kết nối, phát triển chuỗi cung ứng logistics từ tỉnh Hải Dương đến cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, từ đó kết nối hàng hóa đi/ đến các tỉnh thành trong nước và xuất nhập khẩu quốc tế.
Đặc biệt, Dự án sẽ tạo thêm công ăn việc làm trực tiếp cho lao động địa phương và hàng nghìn lao động gián tiếp tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương và vùng lân cận; thu hút thêm các nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ dịch vụ cảng, logistics, qua đó góp phần nâng cao dân trí, tay nghề của lao động địa phương.

-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện -
Quý I/2025, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 72,2 tỷ kWh -
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort