
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Huân chương lao động hạng Nhì lần thứ 2 đã chính thức được trao cho Vinaconex 9 theo quyết định số 2280 của Chủ tịch nước đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập công ty.
Tại buổi lễ, ông Phạm Thái Dương, Tổng giám đốc Vinaconex 9 cho biết: “Hiện, Vinaconex 9 đã trở thành một trong những doanh nghiệp xây lắp hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, là nhà thầu thi công trượt số 1 Việt Nam. Doanh thu hàng năm của công ty đạt trên 1.000 tỷ đồng, cổ tức hàng năm đạt 10%”.
Theo ông Dương, chìa khóa giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp tới thời điểm hiện tại bên cạnh quản trị, giao khoán tự chủ cho các đội thi công thì vai trò chủ chốt phải kể tới là công nghệ.
Dẫn chứng cho nhận định này, ông Dương nhắc tới giai đoạn 2011-2014, giai đoạn được ông Dương đánh giá là thời điểm công ty phải cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực thi công trượt trong khi thị trường bất động sản đóng băng.
“Trước thực tế này, chúng tôi đã quyết định đầu tư đồng bộ công nghệ, thiết bị thi công ván khuôn nhôm định hình để nâng cao sức cạnh tranh và đón trước xu hướng tăng trưởng trở lại của thị trường bất động sản và nhà cao tầng”, ông Dương nhắc lại.
Cùng với công nghệ này, trước đó, năm 2011, Vinaconex9 đã đầu tư công nghệ cốp pha nhôm định hình của Hàn Quốc để lấn sân vào lĩnh vực thi công nhà cao tầng.
Tuy nhiên, theo ông Dương, đến thời điểm hiện tại, thi công trượt vẫn là lĩnh vực chủ lực, nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp.
Hiện, Vinaconex9 đang duy trì 2 chiến lược song song là xây lắp silo, ống khói cho các công trình cầu đường, nhà cao tầng, các công trình sản xuất và xây dựng các công trình bất động sản đi cùng sản xuất các thiết bị phục vụ ngành xây dựng.
Một số công trình tiêu biểu với sự góp mặt của Vinaconex 9 phải kể tới như Nhà máy xi măng Hà Tiên, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, ống khói nhiệt điện Phả Lại, Trụ sở Liên hiệp Xi măng, Trụ sở Bộ Tài chính, hệ thống làm mát công trình liên hiệp hóa dầu Nghi Sơn hay một số công trình xây dựng nhà cao tầng như khu đô thị Bắc An Khánh, Trung tâm Thương mại chợ Mơ, khách sạn 5 sao Viêng Chăn-Lào, khu độ thị Trung Hòa, Nhân Chính….
Ngày 20/11/1995, công ty xây dựng số 9 hợp nhất trở thành đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Ngày 4/11/2004, công ty chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 19 tỷ đồng (hiện vốn điều lệ là 120 tỷ đồng).
Ngày 5/11/2009, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (mã chứng khoán VC9).

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới