
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
![]() |
Trong giai đoạn 2020 - 2025, Vinatex quyết định thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm theo hướng sáng tạo hơn. Ảnh: Đức Thanh |
Hạ chỉ tiêu
Chiều 29/6, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã VGT) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 tại Hà Nội. Theo tài liệu dự kiến công bố tại sự kiện, đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến sản xuất - kinh doanh của ngành xuất khẩu hơn 40 tỷ USD này. Do đó, đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng trong bối cảnh khó khăn về đầu ra, đơn hàng giảm là điều tất yếu doanh nghiệp dệt may phải làm.
Cụ thể, năm 2020, một loạt chỉ tiêu kinh doanh, từ doanh thu đến lợi nhuận được Vinatex xây dựng đều hụt rất xa so với thực hiện năm 2019. Cụ thể, Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 14.641 tỷ đồng, giảm 27%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất giảm gần 50% so với thực hiện năm 2019, xuống còn 382 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi thấp nhất 4 năm trở lại đây của Tập đoàn.
Được biết, doanh thu hợp nhất năm 2019 của Vinatex đạt 20.139 tỷ đồng, bằng 90,8% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất tăng 0,5% so với năm 2018, đạt 765 tỷ đồng, nhưng chỉ đạt 91,2% kế hoạch. Năm 2019 là năm khó khăn với ngành dệt may, nhất là ngành sợi do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm thị trường bị thu hẹp, giá bông biến động bất thường, có thời điểm giá thành cao hơn giá bán.
Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, doanh thu và lợi nhuận năm 2020 của Tập đoàn đều sụt giảm mạnh do doanh thu từ cổ tức của các doanh nghiệp thành viên giảm 42% so với năm trước. Ngoài ra, hoạt động thoái vốn hoặc chuyển liên kết trong năm 2019 dẫn đến năm nay sẽ không còn hợp nhất kết quả kinh doanh của các đơn vị này.
Đáng lưu ý, mục tiêu năm 2020 của công ty mẹ cũng hạ sốc, khi doanh thu là 1.327 tỷ đồng, bằng 95% so với năm 2019 (đạt 1.397 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế 130,4 tỷ đồng, chỉ bằng 44,4% so với năm 2019.
Theo nhận định của Ban lãnh đạo Vinatex, giai đoạn 2020-2025, thế giới trở nên bất định hơn với xu thế toàn cầu hóa đan xen với bảo hộ trong nước. Tuy nhiên, với ngành dệt may Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực sẽ là động lực trong dài hạn (trong 5-7 năm, thuế quan sẽ giảm hết về 0%) cho sự tăng trưởng căn cơ, trong đó có yếu tố đầu tư sản xuất nguyên liệu. Với riêng Vinatex, các dự án đầu tư mới trong giai đoạn tới tiếp tục nhắm vào khâu thượng nguồn, nhằm tiến tới chủ động nguyên phụ liệu ở mức cao nhất, tận dụng cơ hội giảm thuế từ các hiệp định thương mại.
Lên kế hoạch mua thêm doanh nghiệp
Trong lộ trình hành động giai đoạn 2020 - 2025, Vinatex sẽ mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp. Nhận định rằng, với đặc điểm của tình hình mới, mô hình sản xuất - kinh doanh hiện tại sẽ khó có cơ hội tiếp tục phát huy, Vinatex quyết định thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm theo hướng sáng tạo hơn.
Về công tác tái cấu trúc hệ thống, Tập đoàn không chỉ thoái vốn, mà còn mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư vào những khâu còn thiếu trong chiến lược phát triển. “Danh mục tái cấu trúc sẽ phải được xác định từ tiêu chuẩn chiến lược các đơn vị cần thoái vốn, các lĩnh vực cần mua vốn, mua thêm doanh nghiệp hoặc đầu tư hình thành doanh nghiệp mới”, ông Trần Quang Nghị thông tin.
Trong giai đoạn thị trường có sự thay đổi, Vinatex cũng phải ứng biến, chuyển đổi theo xu hướng này. Thực tế, từ năm 2019, đã có những dự án mới được đầu tư, nhưng đã phải tạm dừng để bảo toàn vốn, do Tập đoàn nhận thấy thị trường biến động. Đơn cử, Dự án Đầu tư mới nhà máy sợi II tại Chi nhánh sợi Nam Định đang phải tạm dừng do thị trường tiêu thụ giảm sút từ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Quan điểm của Vinatex là đầu tư trong giai đoạn tới phải bao hàm cả hoạt động nghiên cứu - phát triển. Đây sẽ là đột phá nhằm tạo sự khác biệt và là sự điều chỉnh chiến lược, từ lấy ngành may làm trung tâm sang lấy công nghệ làm trung tâm, chuyển từ sở hữu vốn thông thường sang tập đoàn sở hữu công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, thị trường.

-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025