
-
Đề xuất mở rộng 30 km cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh theo phương thức PPP
-
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục: Thị trường rộng mở, nhưng không dễ dàng
-
Bước đà thuận lợi cho nền kinh tế
-
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
-
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đoạn đường từ chân cầu Vĩnh Tuy đến chân cầu Mai Động là một phần của dự án đường vành đai 2 gồm đoạn Vĩnh Tuy – Chợ Mơ – Ngã Tư Vọng đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt vào năm 2012, do Sở Giao thông Vận Tải là chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Trong đó, khu vực Vĩnh Tuy – Mai Động đang là một trong những điểm nóng về giao thông của TP. Hà Nội do lưu lượng phương tiện đi lại rất lớn.
![]() |
Khu vưc Vĩnh Tuy - Mai Động đang là một trong những điểm nóng về giao thông của TP. Hà Nội |
Để dự án sớm được triển khai và giải tỏa ách tắc cho khu vực, ngày 7/8/2015, HĐND và UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất chủ trương cho phép Tập đoàn Vingroup ứng trước kinh phí 1.000 tỷ đồng (không tính lãi) để phục vụ dự án. Với kinh phí 1.000 tỷ đồng ứng trước, dự án sẽ được tiến hành giải phóng mặt bằng ngay từ tháng 10/2015 nhằm nhanh chóng giải quyết ùn tắc tại “điểm nóng” Vĩnh Tuy – Mai Động, giúp người dân sinh sống trên địa bàn và các khu đô thị lớn như Times City sẽ lưu thông thuận lợi, dễ dàng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
![]() |
Đoạn đường Vĩnh Tuy – Mai Động được mở rộng sẽ giúp giao thông thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân trên địa bàn. |
Bên cạnh đó, tuyến đường sẽ từng bước được hoàn thiện và kết nối đồng bộ với các tuyến giao thông trong khu vực theo quy hoạch; giúp phân luồng và tăng khả năng lưu thông của các phương tiện trên toàn địa bàn.
Hiện Hà Nội cũng đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt một số dự án để giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các nút giao thông. Thành phố sẽ từng bước thực hiện theo đúng lộ trình, chỉ tiêu của quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chương trình cũng đặt ra mục tiêu cụ thể là giảm tối thiểu 27 điểm ùn tắc giao thông và giảm 40% thời gian ùn tắc tại các điểm còn lại; đồng thời duy trì, không để phát sinh điểm ùn tắc mới trên địa bàn Thành phố.
Trước đó, vào tháng 3/2015, Tập đoàn Vingroup cũng đã khởi công dự án xây dựng đoạn tuyến cầu đường, mở rộng giao thông khu vực Đường Láng - Ngã Tư Sở - Nguyễn Trãi (Hà Nội) để giải tỏa giao thông cho khu đô thị Royal City.
-
Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư -
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang -
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP -
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển