-
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ
Ngày trở lại không xa
Thông tin tại Bản cáo bạch gửi đến các nhà đầu tư mới đây, Công ty cổ phần Vinpearl đã nộp hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống UPCoM thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Cụ thể, Công ty hoàn tất nộp hồ sơ hoàn chỉnh vào ngày 20/11/2024 và đã được HNX gửi công văn chấp thuận sơ bộ vào ngày 27/11/2024. “Công ty đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ tài chính và pháp lý để đảm bảo cổ phiếu có thể giao dịch chính thức trên thị trường”, phía Vinpearl cho biết.
Gần đây nhất, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đã chấp thuận đăng ký cổ phiếu và cấp mã chứng khoán VPL cho Vinpearl. Như vậy, ngày mã chứng khoán VPL trở lại sàn sẽ không còn xa. Cách đây tròn 13 năm, thương vụ hợp nhất đình đám giữa Vinpearl và Vincom đã hoàn tất, đánh dấu bằng sự xuất hiện của Tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần (đổi tên từ Công ty cổ phần Vincom) và mã chứng khoán VPL hủy niêm yết sau khi cổ đông nhận hoán đổi bằng cổ phiếu VIC.
Tại thời điểm rời sàn (quý III/2011), Vinpearl có quy mô tài sản hợp nhất 9.480 tỷ đồng, vốn góp cổ đông gần 2.055 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2024, “ông lớn” ngành bất động sản nghỉ dưỡng đang sở hữu khối tài sản với tổng giá trị ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất đạt 81.577 tỷ đồng. Nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu đóng góp hơn 32.000 tỷ đồng, chủ yếu gồm vốn góp chủ sở hữu (17.232 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần (11.389 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (hơn 3.600 tỷ đồng)…
Cập nhật số liệu mới nhất trên báo cáo tài chính quý III/2024, Vinpearl thu về 11.954 tỷ đồng doanh thu trong 9 tháng năm 2024, tăng gần 76% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 2.372 tỷ đồng, tích cực hơn nhiều khoản lỗ gộp cùng kỳ. Động lực chính cho sự tăng trưởng của doanh thu đến từ sự đóng góp nhiều hơn của mảng chuyển nhượng bất động sản. Cùng với đó, nguồn tiền từ người mua trả trước từ hoạt động chuyển nhượng này đóng góp tới 17,5% tổng nguồn vốn.
Cơ cấu doanh thu những năm gần đây có xu hướng tăng tỷ trọng của doanh thu bất động sản. Tuy nhiên, định hướng chiến lược của Vinpearl tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu tại Việt Nam và top đầu thế giới trong hệ thống khách sạn - vui chơi giải trí.
Năm 2024 đánh dấu hoạt động kinh doanh chính, bao gồm dịch vụ khách sạn, vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan, có lãi gộp, thoát cảnh thu không bù được chi hai năm liền trước. Với mỗi 100 đồng từ mảng kinh doanh chính trên, doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng thu về 35,6 đồng lợi nhuận gộp trong 9 tháng năm 2024.
Kể từ đầu năm 2024, Vinpearl đã không còn ghi nhận doanh thu vận hành của biệt thự biển và condotel do chuyển mô hình kinh doanh từ tự vận hành sang quản lý. Trong khi đó, doanh thu vận hành của loại hình này chiếm khoảng 25-30% tổng doanh thu vận hành trong quá khứ.
Tăng vốn huy động nguồn cho M&A
Bản cáo bạch cùng các tài liệu liên quan dày gần 1.200 trang được Vinpearl gửi đến cơ quan quản lý và các nhà đầu tư trước thềm đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu. Theo phương án đã được thông qua, Vinpearl sẽ chào bán hơn 70 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 1.000 : 40,673 cho cổ đông hiện hữu với giá 71.350 đồng/cổ phiếu.
Sau khi phát hành, Công ty sẽ thu về khoảng 5.000 tỷ đồng. Cùng với đó, quy mô vốn điều lệ dự kiến tăng lên gần 18.000 tỷ đồng. Danh sách cổ đông sẽ được chốt ngay tuần này (10/1). Thời gian để các nhà đầu tư đặt mua và nộp tiền sẽ kéo dài đến hết ngày 5/2.
Đầu năm 2024, Vinpearl thực hiện tăng vốn lên 15.041 tỷ đồng. Số vốn huy động đã được sử dụng để mua lại 99% vốn Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Khách sạn Landmark 81, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Khách sạn Thanh Hóa và Công ty cổ phần Vinwonders Nha Trang. Cũng nhờ đợt tăng vốn này, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông ngoài công ty mẹ Tập đoàn Vingroup đã tăng từ mức 2,04% lên 14,49%, tương đương gần 250 triệu cổ phần.
Ở lần huy động vốn tới đây, số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được góp vốn vào Công ty cổ phần Vinwonders Nha Trang để đầu tư Dự án Công viên văn hóa Vinwonders Nha Trang (990 tỷ đồng). Cùng với đó, sau loạt thương vụ M&A doanh nghiệp thực hiện sau khi tăng vốn cách đây một năm, Công ty sẽ tiếp tục chi tiền để thực hiện nhận chuyển nhượng cổ phần.
Danh mục lần này bao gồm 99,992% vốn của Công ty cổ phần Vinpearl Cửa Hội (chủ đầu tư Dự án Khu vui chơi giải trí Cửa Hội) từ Vingroup với giá trị 1.855 tỷ đồng vào quý II- III/2025; cùng một phần tầng 1 và từ tầng 5 đến tầng 9 hạng mục Trung tâm thương mại - khách sạn của Dự án Khu trung tâm thương mại khách sạn và nhà ở thương mại shophouse Hà Giang (Khách sạn Four Points by Sheraton Hà Giang) từ Vingroup (495 tỷ đồng). Ngoài ra, gần 1.660 tỷ đồng sẽ được sử dụng để thanh toán lãi vay và chi phí thuế nhà thầu của khoản lãi vày trái phiếu quốc tế phát hành giữa tháng 8/2024.
Khách sạn Four Points by Sheraton Hà Giang với quy mô 20 tầng nổi tại trung tâm thành phố Hà Giang vừa chính thức khai trương cuối tháng 12/2024. Hoạt động M&A lần này sẽ đưa một phần khối tài sản là khách sạn mới này bổ sung mảnh ghép trong hệ thống khách sạn của Vinpearl. Vinpearl đến nay có hệ thống 30 khách sạn và khu nghỉ dưỡng Vinpearl, cùng quần thể Vin Wonders, các sân golf Vinpearl Golf.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán đang được Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lấy ý kiến góp ý. Trong đó, đề xuất rút ngắn thời hạn tối đa kể từ ngày được chấp thuận niêm yết đến ngày đưa chứng khoán vào giao dịch từ 90 ngày xuống còn 30 ngày. Dự thảo vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng với sự chuẩn bị của Vinpearl từ tháng 11/2024, ngày trở lại sàn chứng khoán của VPL được kỳ vọng sẽ không xa.
-
Vinpearl kỳ vọng ngày trở lại không xa -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ -
PHS - Công ty chứng khoán đầu tiên ước lỗ năm 2024 -
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam