
-
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm
-
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ
-
Thắt chặt quan hệ Việt Nam - Thái Lan qua hợp tác đầu tư giữa tỉnh Phú Thọ và Amata VN
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường -
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
![]() |
Với việc giành chiến thắng tại cuộc thi khởi nghiệp cho người Việt toàn thế giới, VIOT sẽ có cơ hội mở rộng gọi vốn từ nhiều nhà đầu tư hơn. |
Theo đó, VIOT là công ty chuyên sản xuất các thiết bị IOT (Internet of things) cung cấp các giải pháp ánh sáng đường phố thông minh tương tác với các công nghệ truyền thông khác nhau và các nền tảng Internet vạn vật cho các lĩnh vực như đô thị, nông nghiệp và nhà máy. Những thiết bị này luôn được kết nối với nguồn dữ liệu chủ và có thể giải quyết những vấn đề hy hữu của công nghệ như đo ô nhiễm môi trường, đo nhiệt độ….
Á quân của VietChallenge năm nay là đội VDEs (một công ty tại Sài Gòn, Việt Nam) đã giành giải thưởng 5.000 USD với mô hình kết nối người tổ chức sự kiện với trung tâm địa điểm tổ chức sự kiện. Với ứng dụng này, người tổ chức sự kiện có thể tìm các địa điểm tổ chức thuận tiện, nhanh chóng và gần mình nhất trong khi vẫn có thể so sánh về giá cả, địa điểm…trên cùng ứng dụng.
Tiếp theo, đồng giải ba của cuộc thi là đội nhóm Takiu (Newyork, Mỹ) với sản phẩm đồ chơi thông minh cho trẻ em, không chỉ giúp trẻ giải trí và học tập, Takiu còn giúp các em kết nối với người thân của mình mà không cần dùng tới điện thoại hoặc máy tính bảng. Nhóm Elight (Hà Nội, Việt Nam) với mô hình giáo dục tiếng anh trực tuyến xây dựng trên phát triển nền tảng từ vựng - ngữ pháp -giao tiếp. Nhóm Urban Harvest (Boston, Mỹ) với mô hình tận dụng đất đai đô thị trống để phát triển nông nghiệp xanh. Mô hình này đã được đưa vào thử nghiệm ở khu vực Boston (Mỹ) để trồng những loại rau xanh mini mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng. Cuối cùng là nhóm FoodAR (Newyork, Mỹ) với ý tưởng ứng dụng công nghệ Augmented Reality (thực tế tăng cường) để thay đổi cách thức các nhà hàng tiếp thị món ăn và giúp đỡ khách hàng lựa chọn món hợp lý.
Đây là những nhóm khởi nghiệp được đánh giá là xuất sắc sau khi vượt 201 hồ sơ dự thi đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trước khi tranh tài tại vòng chung kết, các đội thi này cũng đã được tham gia vào chương trình tư vấn 1-1 (mentorship program) với các chuyên gia khởi nghiệp tại Hoa Kỳ trong suốt 4 tháng và đã có cơ hội gặp gỡ các quỹ đầu tư, vườm ươm khởi nghiệp và công ty startup thành công tại TP. Boston (Hoa Kỳ).
Ban tổ chức cũng kỳ vọng, sau khi giành chiến thắng tại vòng chung kết, các đội thi sẽ gọi được thêm vốn để phát triển và hoàn thiện hơn nữa những dự án này.
Kỳ vọng này là hoàn toàn có cơ sở bởi trước đó, đội quán quân VietChallenge 2016 và 2017 là Backbone và ScholarJet đã lần lượt gọi được vốn 500.000 USD và 80.000 USD sau cuộc thi này.

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ -
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới