
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Cụ thể, theo thông tin mới nhất về tiến độ xây dựng Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam 2 tại Hội Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An (trước đây là Xi măng Dầu khí 12/9), dự kiến đến ngày 10/7, Dự án xi măng Sông Lam 2 sẽ đưa dây chuyền sản xuất vào chạy không tải và đốt lò nung clinker và sẽ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 5/8/2015.
Khi đi vào hoạt động, Dự án xi măng Sông Lam 2 sẽ đạt công suất 600.000 tấn/năm.
Dự án xi măng Sông Lam 2 do Tập đoàn Xi măng The Vissai mua lại từ đầu năm 2015 từ Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Đây là Dự án đầu tư thay đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay, nâng công suất từ 90.000 tấn xi măng lên 600.000 tấn xi măng/năm, nhưng đang trong quá trình đầu tư đã bị dừng thi công vì thiếu vốn và đã được Tập đoàn The Vissai mua lại để hoàn thiện, đưa dự án sớm đi vào hoạt động.
![]() |
Công trường thi công Dự án Xi măng Sông Lam 1 tại Đô Lương, Nghệ An |
Đối với Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam 1, trước đây là Nhà máy Xi măng Đô Lương, được Vissai mua lại và nâng công suất từ 910.000 tấn lên lên 4 triệu tấn/năm (giai đoạn 1).
Theo ông Đinh Quốc Quyền, Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Sông Lam 1, Xi măng Sông Lam 1 chính thức được triển khai xây dựng từ đầu tháng 2/2015 theo đúng quy mô công suất 4 triệu tấn/năm.
Tại thời điểm này, các nhà thầu đang đang thi công sân, đường nội bộ, san gạt mặt bằng nhà máy, trạm trộn bê tông, xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên, hoàn chỉnh hồ sơ khảo sát địa chất, điều chỉnh quy hoạch mặt bằng nhà máy và khu vực mỏ.
Với tiến độ như hiện tại, Dự án sẽ được hoàn thành sau 18 tháng thi công xây dựng.
Được biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2015, Tập đoàn xi măng The Vissai tiếp nhận 2 nhà máy xi măng bị ngưng trệ vì thiếu nguồn vốn đầu tư và đổ vốn để khởi động lại dự án. Khi cả 2 Dự án xi măng này được đưa vào hoạt động, sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 4,6 triệu tấn xi măng. Nếu tính cả giai đoạn 2 của Xi măng Sông Lam 1, tổng công suất của cả 2 Nhà máy sẽ tăng lên gần 8 triệu tấn.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower