
-
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ
-
Thắt chặt quan hệ Việt Nam - Thái Lan qua hợp tác đầu tư giữa tỉnh Phú Thọ và Amata VN
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ -
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
Lễ ký kết hợp đồng nguyên tắc giữa BIDV cung cấp tín dụng cho Tập đoàn The Vissai để thực hiện 2 Dự án lớn tại Nghệ An đã diễn ra ngay tại Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Bính Thân do UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với BIDV tổ chức.
Theo Hợp đồng nguyên tắc vừa được ký kết, BIDV sẽ tài trợ khoản vốn vay lên tới gần 7.000 tỷ đồng cho Tập đoàn The Vissai, trong đó, 6.020 tỷ đồng để thực hiện tiếp giai đoạn 2 thuộc Nhà máy Xi măng Sông Lam và 965 tỷ đồng cho Dự án Cảng biển quốc tế tại xã Nghi Thiết (Nghi Lộc).
![]() |
Với tiến độ xây dựng như hiện nay, Tập đoàn Vissai cho biết, giai đoạn 1 của Nhà máy Xi măng Sông Lam, CS 4 triệu tấn sẽ được đưa vào vận hành vào tháng 10/2016. |
Hiện tại, Tập đoàn Vissai đang hoàn tất những hạng mục đầu tư quan trọng của giai đoạn 1 Nhà máy Xi măng Sông Lam, công suất 4 triệu tấn để có thể đưa vào hoạt động vào tháng 10/2016.
Cần phải nói thêm, BIDV cũng chính là nhà tài trợ vốn cho giai đoạn 1 của Dự án xi măng Sông Lam, với với khoản tài trợ tín dụng 6.300 tỷ đồng.
Dự án xi măng Sông Lam tiền thân là xi măng Đô Lương, được Tập đoàn Vissai mua lại và đầu tư mở rộng quy mô. Giai đoạn 1 chính thức được Vissai khởi công xây dựng từ đầu tháng 2/2015, và dự kiến hoàn thành chậm nhất sau 22 tháng thi công xây dựng.
Nhà máy có quy mô công suất 18.000 tấn clinker/ngày, tương đương 7,2 triệu tấn xi măng/năm.
Giai đoạn 1 của Nhà máy có thời gian thực hiện từ 2015 – 2017, gồm là 2 dây chuyền có tổng công suất 12.000 tấn clinker/ngày (tương đương 4 triệu tấn xi măng/năm, giải quyết việc làm cho 2000 lao động.
Giai đoạn 2 (từ 2017-2020) thực hiện đầu tư dây chuyền thứ 3 với công suất 6.000 tấn clinker/ngày.
Sản phẩm của dự án là các loại xi măng chất lượng cao phục vụ các công trình biển đảo, các công trình mục tiêu Quốc gia chống biến đổi khí hậu.
Nhà thầu cung cấp thiết bị cho Xi măng Sông Lam Tập đoàn Công nghiệp Loesche GmbH (CHLB Đức).
Riêng Dự án Cảng biển quốc tế có tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng, dự kiến được hoàn thành vào cuối tháng 11/2016.

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ -
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới