-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Sở Công thương TP.HCM cho biết, trong giai đoạn bình thường, bình quân có khoảng 10.000 con heo được tiêu thụ tại TP.HCM mỗi ngày.
Nhưng từ khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc hàng ngày giảm mạnh và chỉ còn ở mức 5.000 - 6.000 con/ ngày (có ngày giảm xuống mức 4.500 con).
Khi Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) có thông báo tạm ngưng cung ứng mặt hàng thịt đóng khay để củng cố công tác phòng chống dịch tại nhà máy, việc cung ứng nguồn thịt cho các hê thống phân phối hiện đại có tạm gián đoạn và thay đổi.
Tuy nhiên, trên bình diện tổng thể, ngành Công thương TP.HCM khẳng định, không có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung trên toàn thị trường này do nguồn hàng từ các địa phương còn dồi dào.
Hiện Vissan cung cấp mỗi ngày ra thị trường bình quân khoảng 600 con heo, tương đương đáp ứng khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ thịt tại Thành phố.
Bên cạnh Vissan, các đơn vị cung ứng khác như Sagrifood, Masan, Anh Hoàng Thi, CJ, CP, Feddy... khẳng định với ngành Công thương về việc còn dư thừa công suất và năng lực cung ứng nên sẽ có kế hoạch bù đắp nguồn cung ứng.
Ngoài ra, các hệ thống phân phối hiện đại có thể cung ứng thịt từ nguồn thịt mát (thịt đông lạnh- PV) và các cửa hàng đại lí của Vissan vẫn bán thịt heo mảnh (thịt nóng- PV) thông qua nguồn cung từ các đối tác.
Thêm vào đó, thời gian qua, số lượng lượng các chợ truyền thống trên địa bàn đã tạm dừng hoạt động kéo theo lượng thịt của Vissan được tiêu thụ tại chợ đã giảm nhiều.
Chính vì vậy, việc cung ứng mặt hàng thịt gia súc tại TP.HCM được khẳng định là “không có nhiều ảnh hưởng và giá cả vẫn tiếp tục ổn định”.
Khu vực giết mổ của Vissan (Ảnh: DNCC). |
43 ca F0 tại khu sản xuất của Vissan tập trung chủ yếu tại bộ phẩn thu mua và cung ứng; bộ phận tiếp nhận nguồn heo hơi.
Ông Nguyễn Thế Sỹ Quý, Phó Phòng thị trường Visan cho biết, công ty này vẫn tiếp tục hoạt động giết mổ, cung ứng mặt hàng tươi sống tại TP.HCM cũng như có lượng lớn thịt mát dự trữ để tăng cường cung cấp cho các hệ thống phân phối nếu có yêu cầu.
Riêng đối với các hoạt động kinh doanh khác (như thịt đóng vỉ- PV) sẽ được khôi phục dần sau khi các lực lượng lao động tại các khu cách li đủ điều kiện trở lại làm việc.
Trong bản tin cập nhật chiều 28/7, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết, để bù cho lượng nhập từ Vissan, đặc biệt là khu vực TP.HCM, đơn vị này đang tăng cường nguồn thịt heo từ các nhà cung cấp khác như Anh Hoàng Thy và Nam Phong.
Cùng với đó, hệ thống siêu thị phải tăng lượng thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản để người dân có thêm lựa chọn thay thế khi cần.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up