-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm -
Khánh Hòa nêu lý do đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương gặp khó -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường -
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới
Khép lại tuần giao dịch giữa tháng 10/2023, VN-Index đóng cửa trong sắc xanh trong toàn bộ các phiên giao dịch của tuần. Dù phần lớn thời gian chìm trong sắc đỏ, nỗ lực đi lên ở phiên chiều đã kéo VN-Index kịp xanh nhẹ, nối dài chuỗi tăng đã sang phiên thứ 6.
VN-Index chỉ tăng nhẹ 3,12 điểm (+0,27%) lên 1.154,7 điểm, qua đó tiếp tục đứng trên mốc 1.150. Tương tự, HNX-Index chỉ tăng 0,26% lên 239,05 điểm. Riêng chỉ số sàn UPCoM giảm nhẹ 0,2% xuống 87,9 điểm.
Dù kịp “xanh” cuối phiên, sắc đỏ vẫn áp đảo hơn trên ba sàn. Tổng cộng, toàn sàn có 375 mã giảm, 35 mã giảm, trong khi chỉ có 335 mã tăng và 34 mã tăng kịch biên độ.
Cùng đó, thanh khoản vẫn ở mức thấp khi chỉ có 758 triệu cổ phiếu giao dịch với giá trị chưa đến 16.600 tỷ đồng. Không có cổ phiếu nào đạt mốc thanh khoản nghìn tỷ. Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là SSI (736 tỷ đồng). Một số cổ phiếu cũng hút dòng tiền như HPG (497 tỷ đồng), VND (492 tỷ đồng), MWG (482 tỷ đồng), KBC (432 tỷ đồng) hay VIX (426 tỷ đồng).
Cổ phiếu tại các nhóm ngành hầu hết đều có sự phân hóa. Tại nhóm nhà băng, số lượng mã giảm áp đảo hơn. Đồng thời, một vài cổ phiếu ngân hàng nằm trong nhóm tác động tiêu cực đến chỉ số chung như CTG, TCB, VIB.
Nhóm bất động sản cũng ghi nhận sự phân hóa mạnh. VHM và VIC là cổ phiếu góp nhiều điểm giảm nhất cho VN-Index. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu Vietjet tăng tới 6,24% và là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chung.
Top mua/ bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài phiên 13/10 - Nguồn: VNDirect |
Khối ngoại bán ròng trong phiên hơn 252 tỷ đồng trên cả ba sàn. Đây cũng là phiên thứ hai liên tiếp các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn bán ròng. Hai cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất là HPG (134,6 tỷ đồng) và MWG (123 tỷ đồng). Trong khi đó, vẫn có một số cổ phiếu được mua khá như DGC (52 tỷ đồng) hay IDC (28 tỷ đồng), KDH (27,7 tỷ đồng). Các cổ phiếu trên đều giao dịch khá tích cực trong phiên.
-
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai"
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững